Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đồng bằng Sông cửu Long: Người dân chủ quan với nguy cơ điện giật

PV - 14:57, 05/11/2018

Mực nước các tỉnh đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đạt đỉnh lũ. Nước tràn đầy đồng ruộng, ngập cả đường phố và khu dân cư. Thực trạng này đang làm cho các cột điện “hụt chân” trong nước, dẫn đến những sự cố về lưới điện, gây gián đoạn cung cấp điện; nghiêm trọng hơn, người dân phải đối diện với nguy cơ mất an toàn…

 

Cán bộ điện lực Đồng Tháp trực 24/24 tại các điểm nước lũ đổ về. Cán bộ điện lực Đồng Tháp trực 24/24 tại các điểm nước lũ đổ về.

Nhiều tai nạn thương tâm

Mặc dù, ngay từ đầu năm 2018, ngành Điện lực các địa phương trong khu vựchttp://baodantoc.com.vn/kinh-te-xa-hoi/thiet-hai-nang-ne-do-trieu-cuong.html đã triển khai các giải pháp kế hoạch bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa hệ thống điện, phối hợp với địa phương, các phương tiện thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về vấn đề an toàn khi sử dụng điện, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi nước lũ. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa thực sự đủ mạnh để đảm bảo an toàn cho người dân.

Mới đây, vào ngày 13/10, tại Trường THCS An Lục Long (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Sau giờ học, 6 em học sinh của nhà trường khi ra đến cổng bị hệ thống dây điện trung thế rơi xuống làm 2 em tử vong tại chỗ, 4 em bị thương nặng.

Tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, một bé gái đang cùng người thân dạo chơi Công viên bến Ninh Kiều (tối 12/10), khi triều cường dâng cao nước ngập các trụ đèn trong công viên. Trong lúc vui đùa gần trụ đèn chiếu sáng, bé gái bị điện giật ngã xuống vũng nước, tím tái cả người, tay, chân co quắp, không còn nhịp tim. Sau đó, bé được đưa đi cấp cứu, đến nay sức khỏe vẫn chưa ổn định.

Trước đó, vào tháng 9, tại ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cũng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng. Để cứu hoa màu trong vườn cây bị ngập nước, thanh niên N.T.N 27 tuổi mang máy bơm ra vườn bơm nước thì bị điện giật dẫn đến tử vong.

Người dân còn chủ quan…

Có thể nói, hầu hết các tai nạn điện thường dẫn đến khả năng gây chết người rất cao. Không ít vụ tai nạn điện thương tâm, mà nguyên nhân dẫn đến chỉ là những sơ suất rất nhỏ trong an toàn điện.

Nhiều người chủ quan không quan tâm đến chất lượng các thiết bị điện, lắp đặt hệ thống điện chằng chịt, câu nối như mạng nhện, hoặc tự ý sửa chữa điện tại nhà trong khi thiếu hiểu biết về điện. Tự ý mắc dây dẫn điện trong khu vực sinh hoạt, sản xuất không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các công trình công cộng chưa được quan tâm đúng mức, không duy tu bảo dưỡng kịp thời.

Điển hình như ở Đồng Tháp, là tỉnh có nhiều huyện ngập nước do lũ cao, đây cũng là nguyên nhân làm cho số vụ tai nạn về điện tăng cao. Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2017, toàn tỉnh Đồng Tháp xảy ra 17 vụ tai nạn điện, làm 18 người chết. Còn tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã có 11 người chết có liên quan đến sự cố về điện.

Ông Phạm Hữu Khải, Giám đốc Công ty điện lực Đồng Tháp cho biết: Ngoài kế hoạch thường xuyên của ngành, ngay trong mùa lũ này, đơn vị đã và đang xiết chặt việc quản lý sử dụng điện trong sản xuất nông nghiệp của những hộ dân: phối hợp với các cơ quan báo chí, tăng cường tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn về điện nhất là khu vực nông thôn. Thu dọn toàn bộ dây dẫn giăng mắc trên cây xanh, để dưới đất, dưới nước hoặc giăng mắc lên các cây gỗ mục dễ xảy ra gãy, ngã đổ làm đứt dây dẫn điện gây tai nạn; hướng dẫn người dân không tự ý đấu nối khi phát sinh nhu cầu sử dụng, vì thiếu kiến thức chuyên môn nên việc lắp đặt chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn theo quy định.

Tuy nhiên, do người dân vẫn còn chủ quan nên đã có nhiều trường hợp sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ, kém chất lượng gây quá tải, tróc vỏ làm chạm, chập gây cháy nổ hoặc chạm vào các dây chằng kim loại, vách, mái nhà tôn gây tai nạn điện.

Ý VY

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!