Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi thay ở Vị Xuyên

Hoàng Quý - 10:11, 18/08/2020

Vị Xuyên (Hà Giang) có 25.000 hộ với 19 dân tộc cùng chung sống. Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và vô cùng khó khăn, lại chịu nhiều thiệt hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và người dân, kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển tốt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Trung tâm huyện Vị Xuyên ngày nay
Trung tâm huyện Vị Xuyên ngày nay

Vị Xuyên có 25.000 hộ với 19 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Tày (chiếm 35,8%), dân tộc Dao (22,8%), dân tộc Kinh (16,8%), dân tộc Mông (12,5%)... Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và vô cùng khó khăn, lại chịu nhiều thiệt hại trong những năm đất nước có chiến tranh.

Đây cũng chính là lý do mà hàng chục năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được triển khai đồng bộ, với những công trình về cơ sở hạ tầng đường, điện, trường, trạm; với những dự án hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, trang bị kiến thức khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế hiệu quả; hỗ trợ làm nhà ở để đồng bào an cư... Những vùng đất đồi dấu tích của bom đạn năm xưa, với bàn tay lao động cần cù của người dân, nay đã trở thành những thửa ruộng lúa bậc thang và hoa màu trù phú; những vùng chè Shan tuyết xanh non, mỡ màng… mang lại thu nhập cao cho người dân.

Xã Thanh Thủy là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất trong chiến tranh, qua thời gian tập trung phát triển những cây trồng thế mạnh, như chè, thảo quả, với tổng diện tích hơn 300ha; cùng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như na dai, chuối cao sản, dưa hấu… Đến hết năm 2019, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 26 triệu đồng (năm 2015 là 12,5 triệu đồng). Đặc biệt, xã đã đạt 14/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), so với năm 2015 tăng 6 tiêu chí.

Ông Nguyễn Văn Châu, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy cho biết: Để có được những con đường mới khang trang và rộng rãi đi lại thuận lợi, ngoài việc hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã hiến nhiều diện tích đất để làm đường. Bên cạnh đó, được Nhà nước hỗ trợ, đồng bào chăm chỉ làm ăn vươn lên xóa đói, giảm nghèo; thanh niên lo học hành…

Bà Bùi Thị Ngát, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vị Xuyên cho biết: Thời gian qua, huyện đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án, chính sách như chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS, ổn định dân cư vùng thiên tai, nguy cơ sạt lở cao, đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; chính sách bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề…

Người dân tích cực than gia phát triển kinh tế.
Người dân tích cực than gia phát triển kinh tế.

Thực hiện Chương trình 135, huyện Vị Xuyên đã đầu tư xây dựng 119 công trình, với kinh phí 97 tỷ đồng cho 124 thôn đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo giống lúa, ngô, đậu tương năng suất cao, giống cây chè, thảo dược, giống gia súc, vật tư, phân bón... tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS (theo Quyết định 755) cũng đã hỗ trợ cho 3.056 hộ, kinh phí trên 5 tỷ đồng, trong đó đất sản xuất 300 hộ với 1,4 tỷ đồng, diện tích 41ha; nước sinh hoạt phân tán 2.756 hộ với 3,5 tỷ đồng.

Nhờ đó, kinh tế của địa phương có bước phát triển tốt, đời sống Nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 24,2 triệu đồng/người/năm (tăng 4,2 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện đã giảm xuống còn 23,3%. Toàn huyện có 6 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM; 45 thôn đạt NTM. 

Thời gian qua, huyện đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án, chính sách như chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS; hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề…”.

Bà Bùi Thị Ngát- Trưởng phòng Dân tộc huyện Vị Xuyên

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.