Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đổi thay ở Tơ Tung

Thùy Dung - 09:46, 05/08/2020

Trải qua thăng trầm của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sau chiến tranh, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) bị tàn phá nặng nề. Nhờ ý chí quật cường, bất khuất, sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc, hôm nay xã Tơ Tung đã vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

Nhờ áp dụng KH-KT vào sản xuất, đời sống của người dân ở xã Tơ Tung ngày càng được nâng cao.
Nhờ áp dụng KH-KT vào sản xuất, đời sống của người dân ở xã Tơ Tung ngày càng được nâng cao.

Ông Đinh Bư, Bí thư Đảng ủy xã Tơ Tung cho biết: “Tơ Tung là vùng đất anh hùng. Đồng bào nơi đây luôn có tinh thần đoàn kết, một lòng theo Đảng sẵn sàng đứng lên đánh đuổi quân thù. Đã có rất nhiều người con ưu tú đứng lên chống giặc, như: Đinh Sit, Đinh Ngui… và đặc biệt là Anh hùng Đinh Núp”.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đồng bào Ba Na ở Tơ Tung lại tiếp tục góp sức để xây dựng quê hương. Tơ Tung hôm nay đã qua thời đói khổ. Nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước cùng với sự quật cường, ý chí vươn lên của người dân mà vùng đất anh hùng đã khoác “màu áo” mới. Những công trình thủy lợi đã về với bà con, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Trẻ em ríu rít theo nhau tới trường. Đường điện cũng đã về với từng thôn, làng.

Nói về những đổi thay của Tơ Tung, ông Trần Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Tơ Tung hồ khởi khoe: Tơ Tung trước đây vốn chỉ có người Ba Na sinh sống, nay đã đón thêm những cư dân mới và hình thành thêm nhiều thôn làng. Đến nay, toàn xã Tơ Tung có 10 làng với 14 dân tộc anh em sinh sống, người Ba Na chiếm hơn 42%.

Cũng theo ông Nam, nhờ các chương trình hỗ trợ từ nguồn vốn nông thôn mới (NTM), đường giao thông đã được nâng cấp, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây mới, sửa sang. Từ nguồn vốn NTM, bà con được hỗ trợ cây giống, trâu, bò. Thông qua các buổi tập huấn, bà con đã chuyển đổi diện tích đất dốc, bạc màu sang trồng keo để phát triển kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) và sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng.

Ở Tơ Tung có các làng như Đồng Tâm, Cao Lạng, Nam Cao là những làng đông dân tộc, như Thái, Mường, Kinh. Đây là những làng có nhiều hộ khá giả ở Tơ Tung vì biết áp dụng KH-KT vào sản xuất, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Xã Tơ Tung cũng thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mai - Dịch vụ để thu mua các loại nông sản… và giải quyết việc làm cho bà con. Nhờ vậy, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 91/1.351 hộ, chiếm 6,74%.

Song song với việc phát triển kinh tế, người dân ở Tơ Tung cũng chú trọng giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống. Tính đến cuối năm 2019 toàn xã có 9/10 làng được công nhận danh hiệu “Làng Văn hóa”. Người Ba Na nơi đây vẫn gìn giữ được văn hóa truyền thống như các lễ hội, đội chiêng xoang, nghề dệt thổ cẩm, đan gùi, trũi…

Ông Đinh Bư, Bí thư Đảng ủy xã Tơ Tung cho biết thêm: Tháng 3/1993, làng Stơr (xã Tơ Tung) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa: Làng kháng chiến Stơr. Để bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, năm 2009, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 246/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu lưu niệm Anh hùng Núp với tổng kinh phí xây dựng 19 tỷ. Nơi đây đang lưu giữ những kỷ vật, tư liệu về hình ảnh, các giá trị mang tính lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Núp.

Tin cùng chuyên mục
Khắc phục hậu quả mưa lũ ở Lào Cai: Ưu tiên giải quyết nhà ở cho người dân

Khắc phục hậu quả mưa lũ ở Lào Cai: Ưu tiên giải quyết nhà ở cho người dân

Ảnh hưởng của mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; hàng nghìn người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất do nhà ở bị sập đổ, ngập lụt. Tại cuộc họp bàn phương án khắc phục thiệt hại sau bão số 3, ổn định đời sống người dân và thúc đẩy các giải pháp khôi phục phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề nhà ở cho người dân vùng lũ được quan tâm hàng đầu.