Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr kiểm tra dự án Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 tại xã Đăk Tơ Ver
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr kiểm tra dự án Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 tại xã Đăk Tơ Ver

Nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 1 năm đầu tư nâng cấp sửa chữa, tháng 11/2023, cây cầu dân sinh của làng Hde bắc qua suối Đak Pơ Tang đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Từ nay, người dân không còn “rùng mình” mỗi lần di chuyển qua cây cầu cũ có ván gỗ mục nát, xập xệ. Những nụ cười, niềm hân hoan có cây cầu mới hiện rõ trên khuôn mặt của đồng bào Ba Na nơi đây.

Ngày 2/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra thực tế tại xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh. Tại đây, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã ghi nhận và đánh giá cao quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại xã Đăk Tơ Ver nói riêng, trên địa bàn huyện chung. Nhờ triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 xã vùng khó, vùng đồng bào DTTS Đăk Tơ Ver có nhiều thay đổi đáng kể, nhà cửa khang trang, đường sá thuận tiện, nhiều nhà đã đầu tư vật dụng, công nông vận chuyển nông sản, nâng cao thu nhập…

Ông Yung, Trưởng thôn làng Hde cho biết: Làng có 62 hộ dân với 321 khẩu. Trên 90% người dân trong làng có đất sản xuất bên kia suối Đak Pơ Tang. Việc sửa chữa cầu treo giúp người dân đi lại thuận tiện, không còn lo lắng mỗi khi đi qua cầu vào khu vực sản xuất. Đồng thời, yên tâm khi chở nông sản từ rẫy về nhà hay chở phân bón ra rẫy bằng xe máy đi trên cầu treo. Từ đó, cuộc sống bà con cũng được nâng cao hơn.

Đối với chị Wang ở làng Om không còn phải đi xa tới tận cuối làng để tìm nguồn nước sạch nữa. Bởi công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã đưa giọt nước mát lành về đến gần nhà chị. Chị Wang chia sẻ: “Chiều nào mình cũng cho con ra đây tắm rồi giặt đồ sạch sẽ. Từ khi có công trình nước sạch, mình đỡ vất vả mất thời gian đi xa lấy nước về, thay vào đó mình có nhiều thời gian chăm sóc con cái, lên rẫy trồng mì”.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư

Đak Tơ Ver là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Păh với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS Ba Na. Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, Nhà nước đầu tư 12,1 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường từ xã Đăk Tơ Ver đi xã Hà Tây và nâng cấp cầu treo làng Hde với chiều dài 60m, mặt cầu rộng 1,5m giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn. Ngoài ra, xã được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 370 hộ dân với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; đầu tư làm mới 2,2km đường giao thông liên thôn, nội bộ khu dân cư, đường giao thông nội đồng, kè chống sạt lở cánh đồng Ia Yố; hỗ trợ xây dựng 28 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở…

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giúp người dân thoát nghèo, nhiều gia đình xây dựng nhà cửa khang trang
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giúp người dân thoát nghèo, nhiều gia đình xây dựng nhà cửa khang trang

Ông Yung, Trưởng thôn làng Hde chia sẻ: “Đến nay, 90% đường nội làng đã được bê tông hóa. 100% người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Từ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đời sống người dân từng bước được cải thiện, việc đi lại, giao thương hàng hóa cũng dễ dàng hơn. Hiện làng còn 17 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo”.

Từ nguồn đầu tư thuộc Chương trình MTQG 1719, bà con đã có động lực vươn lên phát triển kinh tế. Đời sống của bà con đã khá hơn trước, nhiều hộ đã đầu tư xây dựng những ngôi nhà kiên cố khang trang, mua sắm các nông cụ phục vụ sản xuất, phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa, nông sản phục vụ cho gia đình.

Người dân làng Om vui mừng sử dụng nước sạch tại công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Người dân làng Om vui mừng sử dụng nước sạch tại công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ông Cao Phi Văn, Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Ver thông tin: Tính đến tháng 10/2024, toàn xã còn 105 hộ nghèo (chiếm 15,9%) giảm 30 hộ nghèo so với năm 2023. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, hầu hết các tuyến giao thông trục chính đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 95%; tỷ lệ đồng bào DTTS được nghe đài phát thanh đạt 95%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%... Việc thực hiện Chương trình MTQG 1719, đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.