Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điều khác biệt độc đáo ở trang phục người Bru - Vân Kiều

Phạm Tiến - 21:15, 10/08/2022

Người Bru - Vân Kiều phần lớn định cư ở vùng núi phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trang phục truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều.

Trang phục phụ nữ Bru- Vân Kiều với 2 màu đỏ, đen làm chủ đạo
Trang phục phụ nữ Bru- Vân Kiều với 2 màu đỏ, đen làm chủ đạo

Đặc trưng riêng có

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Bru - Vân Kiều ở nước ta có 94.598 người. Đồng bào sống rải rác ở 39 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó người Bru – Vân Kiều sống tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Tây 3 tỉnh Quảng Bình (18.575 người, chiếm 19,6%), Quảng Trị (69.785 người, chiếm 73, 9%), Thừa Thiên-Huế (1.389 người).

Dân tộc Bru- Vân Kiều có 3 nhóm chính là Ma Coong, Khùa và Trì. Trong nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Bru-Vân Kiều còn lưu giữ đến ngày nay phải kể đến trang phục vì nó mang những nét đặc trưng, độc đáo, không lẫn lộn.

Khố nam của người Bru- Vân Kiều không giống các DTTS khác
Khố nam của người Bru- Vân Kiều không giống các DTTS khác

Trước đây, nam giới Bru-Vân Kiều ở trần đóng khố. Chất liệu làm khố được lấy từ vỏ cây sui. Khố nam giới dài xuống tới quá gối, màu đỏ nhạt và thường có 3 đến 5 sọc nhỏ màu đen chạy dọc theo thân khố. Trong những ngày lễ như tết, cưới hỏi… Đàn ông Bru-Vân Kiều mặc thêm áo chui đầu và đeo thêm vòng đá quý có hình ô van. Áo chui đầu của nam giới không có ống tay, màu sắc chủ đạo là đỏ và đen tương ứng với màu âm và dương.

Cách làm khố cho nam giới người Bru-Vân Kiều được tước từ vỏ cây sui trong rừng Trường Sơn. Sau khi vỏ cây sui được lấy về, người phụ nữ trong gia đình mang ra suối ngâm nước, tước nhỏ thêm lần nữa rồi được phơi khô. Với sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ, chiếc khố được dệt ra, công đoạn cuối cùng là nhuộm khố theo màu đỏ, viền đen cố định. Sự khác biệt rất dễ nhận ra khố của người Bru- Vân Kiều là có hai giải trước, sau thả dài quá đầu gối. Màu sắc cũng là nét đặc trưng khác xa với các đồng bào DTTS, khố nam người Bru- Vân Kiều chỉ có 2 màu đỏ, đen là chủ đạo.

Ngược lại, người phụ nữ Bru-Vân Kiều sử dụng trang phục chủ yếu là váy, áo xẻ ngực, màu chàm cổ. Váy của phụ nữ là váy mở, đó là kiểu váy chỉ có một tấm vải được cuộn tròn ở phía thân dưới. Cũng giống như khố nam, váy phụ nữ Bru- Vân Kiều cũng chỉ có 2 màu đỏ, đen. Các mảng màu đỏ khổ lớn kết hợp với những sọc đen nhỏ kết hợp với nhau thành 1 mảng lớn quấn quanh thân dưới kéo dài gần đến mắt cả chân.

Áo che phần thân trên được làm theo kiểu không có cổ (cổ khoét), có hoặc không có tay áo. Vẫn là 2 mảng màu đỏ, đen kết hợp từ thân áo đến ống tay áo. Áo che hết phần cạp váy và thân trên, để mép về hông trái. Áo làm theo kiểu mở cúc, cổ tròn, trang trí hoa văn tam giác, móc tròn ở dọc hò áo và gấu áo. 

Ngoài váy áo, phụ nữ người Bru Vân - Kiều còn sử dụng mang tính làm đẹp thêm thắt lưng, khăn choàng mã não, đặc biệt là choàng chéo vai của phụ nữ Bru- Vân Kiều là nét đặc biệt trong trang phục. Chính chi tiết này đã làm cho trang phục Bru- Vân Kiều không lẫn lộn với trang phục của các dân tộc khác.

Các em học sinh trường THCS xã A Dơi (Hướng Hóa, Quảng Trị) rạng rỡ trong trang phục truyền thống
Các em học sinh trường THCS xã A Dơi (Hướng Hóa, Quảng Trị) rạng rỡ trong trang phục truyền thống

Bảo tồn sự khác biệt

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống người Bru- Vân Kiều đã có nhiều cải thiện. Phần lớn đường giao thông, điện… đã về tận bản. Tính giao thương, kết nối đã xóa tan khoảng cách địa lý giữa miền xuôi và miền ngược. Theo đó, các đồ gia dụng công nghiệp cũng được đưa về tận thôn bản. Vật liệu may vá, phụ kiện trang phục chợ xã nào cũng có. Thế nhưng người Bru- Vân Kiều vẫn bảo tồn được nét độc đáo trong trang phục.

Đầu tiên phải kể đến nỗ lực khơi dậy tình yêu với trang phục Bru- Vân Kiều của các thầy cô giáo ở Trường tiểu học và THCS A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Qua thời gian triển khai, hiện tất cả học sinh người Bru- Vân Kiều trong trường đều có ít nhất 1 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống. Vào sáng thứ hai đầu tuần và các ngày lễ lớn, các em mặc trang phục thổ cẩm. Từ đây, tình yêu dành cho trang phục và những nét đẹp truyền thống của người Vân Kiều càng được củng cố.

Từ môi trường giáo dục, trang phục Bru- Vân Kiều ở địa phương được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau như công sở, lễ hội và cả trong cuộc sống lao động, sinh hoạt đời thường ngày.

Nghề dệt thổ cẩm (trang phục Bru- Vân Kiều) ở huyện Đa Krông (Quảng Trị)
Nghề dệt thổ cẩm (trang phục Bru- Vân Kiều) ở huyện Đakrông (Quảng Trị)

Sau thành công ở A Dơi, xã A Bung (Đakrông, Quảng Trị), trước nguy cơ mai một của thổ cẩm, chính quyền thậm chí đã đưa chủ trương lập 4 tổ sản xuất chuyên dệt vải thổ cẩm với gần 30 phụ nữ tham gia. Nhờ đó, trang phục người Bru- Vân Kiều được sản xuất ra đồng loạt, tiện lợi cho người dùng. Nếu ai đó một lần đến xã A Bung, đừng ngạc nhiên khi thấy toàn bộ công chức xã diện những chiếc áo, bộ váy rực rỡ bằng chất liệu vải thổ cẩm (trang phục người Bru- Vân Kiều).

Choàng chéo vai, một chi tiết khác biệt trong trang phục người Bru- Vân Kiều
Choàng chéo vai, một chi tiết khác biệt trong trang phục người Bru- Vân Kiều

Cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, những chính sách bảo tồn văn hóa các đồng bào DTTS, đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc của người Bru- Vân Kiều đã làm cho trang phục của họ trường tồn. Những nét văn hóa của người Bru – Vân Kiều được sự kế thừa từ quá khứ, tính ứng dụng sáng tạo ở hiện tại và là mạch tiếp nối không ngừng của tương lai. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.