Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Điểm tựa" của người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc

Thanh Nguyên - 17:33, 19/08/2024

Ở vùng biên giới xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nhắc đến ông Sừng Sừng Khai không ai không biết. Ông không chỉ là người cán bộ gương mẫu, nói đi đôi với làm mà còn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nỗ lực giúp đỡ dân bản, là “điểm tựa” vững chắc cho người dân nơi biên cương cực Tây Tổ quốc.

Ông Sừng Sừng Khai (bên phải) là người đi đầu trong khai khẩn đất hoang thành ruộng trồng lúa nước ở xã Sín Thầu. Ảnh: Thanh Tùng
Ông Sừng Sừng Khai (bên phải) là người đi đầu trong khai khẩn đất hoang thành ruộng trồng lúa nước ở xã Sín Thầu. Ảnh: Thanh Tùng

Người cán bộ tận tụy, gương mẫu

A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé xưa nay vẫn được biết đến là nơi "một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe" bây giờ đã khác xưa nhiều. Bản của người Hà Nhì với những ngôi nhà lợp mái tôn đỏ bình yên dưới nắng vàng như minh chứng cho cuộc sống khá giả của người dân. Để có sự đổi thay ấy, người dân nơi đây vẫn nhớ mãi đến ông Sừng Sừng Khai - tấm gương đi đầu giúp dân “tỉnh giấc mộng dài” để bước qua “đêm đen tăm tối”.

Sinh ra và lớn lên ở bản A Pa Chải, thời trai trẻ, ông Khai tham gia bộ đội, cùng đồng đội giữ gìn biên cương. Sau khi xuất ngũ, ông được dân tin tưởng, bầu giữ nhiều chức vụ trong bộ máy chính quyền xã, như: Trưởng Công an xã, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu từ những năm 2000, rồi luân chuyển giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Leng Su Sìn. Đến nay, ông đã nghỉ hưu, trở về quê hương phát triển kinh tế gia đình.

Ông Khai vẫn chưa thể quên nỗi đau mà thuốc phiện gây ra cho cộng đồng. Đó là những năm 1990, A Pa Chải chìm trong đói nghèo và thuốc phiện. Không một ai không “bập” vào thuốc phiện, từ nam đến nữ, từ già đến trẻ. Cuộc sống của người dân vô cùng đói khổ, tệ nạn trộm cắp, mất an ninh trật tự diễn biến phức tạp.

Sau kỳ tích giúp đồng bào Hà Nhì ở A Pa Chải cai thuốc phiện thành công, tên tuổi của ông Sừng Sừng Khai trở thành hiện tượng ở vùng cực Tây Tổ quốc. Điều đáng nói, không chỉ tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm với cộng đồng, ông Khai còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Thấy được tác hại của thuốc phiện, ông Khai đã bàn với cấp ủy Đảng, chính quyền xã và Đồn Biên phòng Leng Su Sìn tổ chức cai nghiện tập trung cho người dân. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, đến năm 2000, xã Sín Thầu không còn người nghiện hút, an ninh trật tự được đảm bảo, đời sống của người dân dần được cải thiện.

Dấu ấn đậm nét nữa của ông Sừng Sừng Khai là cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ổn định vùng người Mông di cư ở xã Leng Su Sìn trong thời gian ông làm Chủ tịch UBND xã (từ năm 2009 - 2020). Thời điểm những năm 2009 - 2010, người Mông từ nhiều nơi ồ ạt di cư tự phát tới đây, ông Khai cùng cán bộ xã tới từng hộ tuyên truyền, vận động người dân chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đề xuất huyện Mường Nhé các giải pháp ổn định vùng người Mông di cư phù hợp với điều kiện thực tế. Nhờ đó, đời sống của người Mông ở xã Leng Su Sìn và các dân tộc khác đã ổn định.

Tấm gương làm kinh tế giỏi

Sau kỳ tích giúp đồng bào Hà Nhì ở A Pa Chải cai thuốc phiện thành công, tên tuổi của ông Sừng Sừng Khai trở thành hiện tượng ở vùng cực Tây Tổ quốc. Điều đáng nói, không chỉ tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm với cộng đồng, ông Khai còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Người dân ở ngã ba biên giới xã Sín Thầu gieo trồng, chăm sóc vườn rau. Ảnh: Lê Lan
Người dân ở ngã ba biên giới xã Sín Thầu gieo trồng, chăm sóc vườn rau. Ảnh: Lê Lan

Dòng suối Mo Phí và đồi núi ở A Pa Chải rất thuận lợi để làm mô hình trang trại. Ông chặn dòng để lấy điện về thắp sáng cho bản. Đào ao nuôi cá, mua bò thả lên rừng. Hết trang trại lại chuyển sang khai hoang ruộng nước. Nhờ không ngừng khai hoang, năm 2006, ông Khai có trong tay 3ha diện tích lúa nước, cho thu hoạch 8 tấn thóc/năm.

Ông Khai cũng phát hiện ra, khu vực A Pa Chải có những đồi gianh bạt ngàn, ông nảy ra ý định nuôi nhiều trâu, bò, bán lấy tiền làm nhà, nuôi con cái ăn, học. Qua nhiều năm, đàn gia súc nhà ông tăng nhanh về số lượng. Bình quân mỗi năm đàn bò sinh sản thêm được 40 con bê. Mỗi năm ông xuất bán khoảng 10 con bò thịt, trừ chi phí, nhân công chăm sóc ông thu lợi từ bán bò khoảng 50 - 60 triệu đồng.

Ở 2 xã Sín Thầu và Leng Su Sìn (nơi ông từng công tác) đã có nhiều hộ dân được ông hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, những hộ này cũng đã xây dựng được mô hình trang trại cho thu nhập ổn định, từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên chính quê hương mình.

Dù ở cương vị nào, ông cũng nhiệt tình, trách nhiệm là đầu tàu gương mẫu để bà con noi theo. Với những việc làm thiết thực, hiệu quả, ông Khai trở thành Người có uy tín ở khu vực biên giới, là “điểm tựa” của cộng đồng, góp phần xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.