Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nghĩa tình quân dân Việt Nam – Lào nơi biên giới cực Tây Tổ quốc

Hoàng Khánh - 08:12, 06/10/2022

Với việc triển khai hiệu quả phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” Việt Nam – Lào trong suốt gần 10 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã từng bước giúp đỡ người dân 2 bên biên giới Việt – Lào cải thiện, ổn định đời sống kinh tế, thắt chặt thêm tình đoàn kết Quân – Dân, mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 nước và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc thăm hỏi đời sống người dân bản Na Son, Cụm bản Na Son, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Phra Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) thăm hỏi đời sống người dân bản Na Son, Cụm bản Na Son, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Phra Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Từ trên cao nhìn xuống, bản Na Son, Cụm bản Na Son, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Phra Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện lên với một vẻ đẹp rất đỗi thanh bình. Những nếp nhà sàn của cộng đồng người dân tộc Thái nơi đây vẫn giữ được nét đẹp truyền thống nhưng đã được kiên cố hóa vững chắc, không còn khó khăn như cách đây khoảng 10 năm trở về trước.

Nằm cách tuyến đường biên giới Việt Nam – Lào và Cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc tại tỉnh Điện Biên chỉ khoảng 10km nên trong thời gian qua hàng chục hộ dân nơi đây luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên mà trực tiếp là Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc trong việc ổn định đời sống người dân, phát triển các mô hình phát triển kinh tế theo phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động. Diện mạo mới với sự ấm no, trù phú của bản làng Na Son hôm nay đã thể hiện rõ những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh nơi biên giới cực Tây Tổ quốc.

Anh Bun Tha Vi Say Bun Khăm, Phó trưởng bản Na Son, Cụm bản Na Son, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Phra Băng, Lào chia sẻ: đời sống của người dân trong bản đã khá hơn trước rất nhiều, không còn hộ đói, an ninh trật tự đảm bảo nên người dân yên tâm định cư phát triển kinh tế. Đối với người dân bản Na Son, những chiến sĩ biên phòng của Điện Biên (Việt Nam) từ lâu cũng đã trở thành những người thân trong từng hộ gia đình. Không chỉ cầm tay chỉ việc cho người dân trong từng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, các các bộ, chiến sĩ biên phòng Điện Biên còn hỗ trợ về kinh tế, y tế, luôn xuất hiện khi người dân cần, bất kể nắng mưa.

Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tiến hành khám, chữa bệnh, cấp thuốc cho gần 3.000 lượt cán bộ, người dân các cụm bản giáp biên của Lào
Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tiến hành khám, chữa bệnh, cấp thuốc cho gần 3.000 lượt cán bộ, người dân các cụm bản giáp biên của Lào

“Thời tiết lạnh, các đồng chí ở Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc đều tặng quần áo ấm, lo cho trẻ em trong bản đi học theo chương trình "Nâng bước em đến trường". Nhờ đó tình cảm Quân – Dân và người dân 2 bên biên giới đều rất vững bền. Qua sự tuyên truyền của lực lượng biên phòng của 2 nước, người dân trong bản đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới, phát giác tội phạm. Thật sự rất cám ơn và chúc cho tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, Anh Bun Tha Vi Say Bun Khăm nói.

Trung tá Tô Văn Cường, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc cho biết: thời gian vừa qua đơn vị đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tổ chức kết nghĩa bản – bản giữa bản Na Chén của xã Mường Lói (Việt Nam) với bản Na Luông, cụm bản Na Son, huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Phra Băng, Lào. Qua các hoạt động kết nghĩa bản – bản đã xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, giữa chính quyền, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của 2 nước, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và phát triển kinh tế xã hội. Bằng việc hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế như trồng lúa nương, chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi tập trung, phòng chống dịch, hỗ trợ về y tế, giáo dục cho người dân các bản biên giới dọc hơn 30Km đường biên mà đồn quản lý, đời sống nhân dân đã có những chuyển biến rõ nét, được nâng lên. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại biên phòng cũng được tổ chức thường xuyên với lực lượng bảo vệ biên giới Lào nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, tạo tâm lý yên tâm, ổn định cho người dân khu vực biên giới 2 nước trên đoạn tuyến mà đơn vị quản lý.

Hai bên đã thường xuyên duy trì việc trao đổi, bàn các giải pháp xử lý, giải quyết các vấn đề xảy ra trên biên giới đảm bảo nhanh, kịp thời và đúng theo đường lối, quan điểm của 2 nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Thực hiện chương trình kết nghĩa bản - bản, về phía Đồn biên phòng Huổi Puốc cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ, hướng dẫn bà con các cách phát triển mô hình kinh tế, các mô hình đó đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, Trung tá Tô Văn Cường chia sẻ.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc tiến hành tuần tra song phương, trao đổi thông tin với lực lượng bảo vệ biên giới của Lào
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc tiến hành tuần tra song phương, trao đổi thông tin với lực lượng bảo vệ biên giới của Lào

Thực hiện phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” giữa Việt Nam – Lào, trong gần 10 năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đồn biên phòng có cặp bản giáp biên 2 bên biên giới tập trung tăng cường giúp đỡ người dân. Điều này thể hiện bằng việc tổ chức nhiều đợt khám bệnh, cấp phát thuốc, trao tặng hàng trăm xuất quà, chia sẻ vật chất hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ, nhân dân các cụm bản giáp biên; đỡ đầu 7 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới của nước bạn Lào có điều kiện học tập; hỗ trợ vật liệu xây dựng cho người dân và các đơn vị quân sự, biên phòng của Lào với số tiền gần 1 tỷ đồng…

Nhờ đó đời sống, nhận thức của người dân ở 108 bản giáp biên, 8 cặp bản kết nghĩa hai bên tuyến biên giới Việt – Lào đã có những chuyển biến rõ nét. Các cụm dân cư kết nghĩa cũng đã đăng ký tự quản, bảo vệ hàng chục Km đường biên, cột mốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh ngăn chặn tội phạm, đảm bảo an ninh khu vực biên giới.

Đại tá Lê Đức Nghĩa, Phó Chính ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ biên giới phía bạn Lào, quản lý vững chắc, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Và tiếp tục tổ chức các hoạt động giúp đỡ bà con nhân dân ở khu vực 2 bên biên giới nâng cao đời sống vật chất tinh thần, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển.

Với quan điểm giúp bạn là giúp mình, các hoạt động thiết thực này của Bộ đội Biên phòng Điện Biên đã góp phần giúp đỡ người dân khu vực biên giới đối diện Việt Nam – Lào phát triển, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, tạo sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thỗ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.