Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Pờ Á Sinh-Người góp phần cho biên cương bình yên

PV - 14:39, 27/04/2018

Hơn 60 năm từ khi những bước chân của người Hà Nhì đến đây lập dân, định bản và phát triển, mảnh đất nơi dặm dài hiểm yếu biên cương cực Tây Tổ quốc Mường Nhé (Điện Biên) đang từng ngày khởi sắc, đổi thay.

Ông Pờ Á Sinh luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động gia đình, quần chúng nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Ông Pờ Á Sinh luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động gia đình,quần chúng nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước.

 

Để có được kết quả đó, trong sự nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền, người dân, lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn thì những già làng, trưởng dòng họ, Người có uy tín trong cộng đồng như ông Pờ Á Sinh (bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đã đóng góp một phần không nhỏ công sức.

Dưới hiên căn nhà trình tường, tạm ngừng việc “nghiền ngẫm” những cuốn sách về Luật biên giới quốc gia, Quy chế biên giới đất liền, hương ước, nội quy của bản làng, ông Pờ Á Sinh cho biết: Sín Thầu là địa bàn có tính chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh nên công tác gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân sinh sống nơi đây. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng và cao cả này nên những năm qua, với vai trò là Người có uy tín trong cộng đồng, tôi đã cùng người dân trong xã xác định phải gắn phát triển kinh tế-xã hội với công tác gìn giữ và bảo vệ đường biên, mốc giới. Tôi đã vận động, tuyên truyền người dân trong bản, trong xã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền vận động 9 hộ đăng ký tham gia tự quản 22,5km đường biên, 10 cột mốc trên cả 2 tuyến biên giới Việt- Trung và Việt- Lào.

Khởi đầu công việc một ngày của ông Pờ Á Sinh là việc thức giấc vào sáng sớm quét dọn nhà cửa, cho gia súc, gia cầm ăn và chu tất công việc gia đình. Sau đó ông tự nấu nước, pha cho mình một ấm trà để ngồi nghe đài, đọc sách báo và ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ riêng. Trừ những hôm phải ra đồng, chăm sóc ruộng vườn, nếu không ông sẽ đi thăm hỏi các gia đình trong bản làng, kết hợp với việc nắm bắt tình hình lao động, sản xuất của người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và động viên người dân. Tại những gia đình có con em học sinh, ông Sính chuyên tâm kể về truyền thống hiếu học của mỗi dòng họ để động viên các cháu phấn đấu vươn lên trong học tập, góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc. Trong các công việc chung của bản, của xã như xây dựng nông thôn mới, ông Sinh cũng nhiệt tình tham gia vận động người dân đóng góp ngày công xây dựng các công trình dân sinh, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn... Hằng tuần, ông Sinh cũng sắp xếp thời gian đi sang các bản làng khác để tìm gặp những già làng, trưởng dòng họ, Người có uy tín để trao đổi truyền kinh nghiệm nhằm phục vụ công tác vận động, tuyên truyền nhân dân, qua đó góp phần gắn kết hơn tình đoàn kết giữa các bản làng với nhau.

Nhiều năm qua, bằng mọi hình thức thu thập thông tin có liên quan đến đường biên, cột mốc và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới từ người thân, quen, ông Pờ Á Sinh đã cung cấp hàng chục tin có giá trị cho lực lượng biên phòng Đồn Biên phòng A Pa Chải như: Tình hình chăn thả gia súc của người dân nước bạn sang lãnh thổ nước mình; tình trạng người Mông ở nơi khác xâm nhập vào địa bàn khai thác lâm, thổ sản và vượt biên trái phép. Từ đó, đã giúp cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn và giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trong khu vực biên giới và địa bàn xã.

Bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết phong phú của mình, ông Sinh trở thành cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến với cấp ủy, chính quyền các cấp; đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc mình, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan…

Ông Pờ Chinh Phạ, Phó Chủ tịch UBND xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cho biết: Sự hoạt động năng nổ, nhiệt huyết của ông Sinh đã góp phần tích cực trên các mặt đời sống xã hội, an ninh quốc phòng địa phương, bản thân ông Sinh luôn được người dân trong bản tin tưởng, quý trọng. Với đồng bào người Hà Nhì, ông Sinh trở thành “thủ lĩnh” tinh thần từ nhiều năm qua bởi đã đóng góp công sức không nhỏ trong việc chung tay vận động người dân xóa bỏ hủ tục, tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, bảo vệ đường biên, cột mốc. Ông Sinh là “hạt nhân” tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết 7 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất phên giậu Tổ quốc.

XUÂN TIẾN - VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.