Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ: Những tồn tại trong công tác quản lý

PV - 09:39, 07/09/2018

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, với 45 điểm di tích thành phần nằm dàn trải trên nhiều địa bàn, đơn vị hành chính như: huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ, việc trông coi, bảo quản di tích hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

“Vô tư” xâm phạm di tích quốc gia đặc biệt

Vào đầu tháng 7/2018, tại khu vực phía sau Tượng đài kéo pháo bằng tay thuộc địa phận bản Nà Nhạn 1, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên xảy ra trường hợp, 2 hộ dân dựng nhà sàn và các công trình phụ trợ cách di tích cấp quốc gia đặc biệt khoảng 60m. Hiện tượng này đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu di tích. Điều đáng nói là, để xảy ra sự việc này, ngoài sự thiếu hiểu biết của người dân còn có sự thờ ơ của chính quyền địa phương và một số đơn vị quản lý di tích.

Di tích Tượng đài kéo pháo bằng tay, thuộc địa phận bản Nà Nhạn 1, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên bị các hộ dân dựng nhà sàn và các công trình phụ trợ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu di tích. Di tích Tượng đài kéo pháo bằng tay, thuộc địa phận bản Nà Nhạn 1, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên bị các hộ dân dựng nhà sàn và các công trình phụ trợ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu di tích.

Ông Quàng Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên cho biết: Việc hai hộ dân dựng nhà gần khu di tích chính quyền xã đã biết. Tuy nhiên, bản thân chính quyền xã và các cán bộ, nhân dân của khu vực này nghĩ đơn giản là, đất của người dân thì họ được dùng. “Trên thực tế về mặt địa hình, nhà của người dân và điểm di tích còn cách một cái khe. Nhưng sau khi dựng nhà nên mới cảm thấy nằm trong cùng một khu. Hơn nữa, khi người dân làm nhà Sở Văn hóa cũng không có kiến gì”.

Trước đó, vào tháng 4/2018, tại đồi Độc Lập, người dân ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên đã lấn chiếm và san ủi trái phép khu vực bảo vệ vành đai 2 di tích đồi Độc Lập để thi công xây dựng nhà ở.

Còn tại khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ-nơi đặt cơ quan đầu não của quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, nhiều năm qua vẫn xảy ra tình trạng người dân xâm lấn đất di tích để dựng nhà ở, mở rộng diện tích canh tác, gây tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên khu di tích.

Rào cản trong công tác quản lý

Bà Vũ Thị Tuyết Nga, Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị được giao quản lý các điểm di tích thành phần cho biết: Các di tích được tạo nên từ rất nhiều chủng loại vật liệu khác nhau và chủ yếu ở dạng không bền vững nên rất dễ bị bào mòn, biến dạng, hư hỏng do khí hậu, thời gian. Bên cạnh đó, một số điểm di tích còn bị các hộ dân lân cận lấn chiếm, san ủi gây nhiều khó khăn trong công tác khoanh vùng, cắm mốc, giải tỏa và xác lập quyền sử dụng đất sau này.

Trong khi đó, công tác giải tỏa mặt bằng, phân giới cắm mốc, định vị vệ tinh các di tích, cấp sổ đỏ cho đơn vị chức năng quản lý chỉ mới triển khai ở mức độ rất hạn chế. Việc chưa khoanh vùng, cắm mốc được địa giới của di tích dẫn đến thực trạng, các hộ dân cư sinh sống xung quanh làm thay đổi môi trường, cảnh quan, thậm chí là xâm lấn di tích diễn ra ngày càng nhiều.

Ông Phạm Việt Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cũng thừa nhận việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng nguyên trạng Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Dù UBND tỉnh Điện Biên đã có chủ trương giao cho Sở xây dựng phương án, kế hoạch để khoanh vùng cắm mốc. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn kinh phí thực hiện khiến phần việc này đến nay vẫn chưa được triển khai hoặc triển khai rất chậm.

Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang hoàn thiện Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quý IV năm 2018. Từ những bất cập và thực tế hiện tại, có lẽ đây là phần việc mà chính quyền tỉnh Điện Biên cần tập trung thực hiện sớm trong thời gian tới, nhằm giữ toàn vẹn, nguyên trạng và phát huy hết các giá trị lịch sử của quần thể di tích này, từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.

“Hiện nay, chỉ có 28/45 di tích thành phần trong khu di tích chiến trường Điện Biên phủ được cắm mốc bảo vệ trên thực địa. Trong số này chỉ có 7 điểm chính là phát huy hiệu quả. Còn lại những điểm di tích khác mới đặt được một cái bia ghi dấu là di tích thôi. Việc di tích nằm đan xen trong các khu dân cư cũng là một vấn đề hết sức khó khăn cho đơn vị quản lý”, bà Vũ Thị Tuyết Nga chia sẻ.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!