Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đâu phải "sùng bái cá nhân"!

PV - 11:45, 11/06/2021

Trong mỗi dịp cả nước tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đặc biệt, là việc họ rêu rao về khái niệm “sùng bái cá nhân” ở Việt Nam.

Ảnh minh họa/tuyengiao.vn
Ảnh minh họa/tuyengiao.vn

Theo cách hiểu thông thường thì “sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, “biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.

Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Điển hình, một hình thức truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống biết ơn với những hình thức thể hiện khác nhau. Đơn cử tại Hoa Kỳ, để tôn vinh những người có công với đất nước, người ta tạc lên núi Rushmore chân dung 4 vị tổng thống, với chiều cao khuôn mặt mỗi vị tới 18 mét.

Truyền thống biết ơn luôn chảy trong huyết quản người Việt. Nguyễn Ái Quốc vô cùng biết ơn Các Mác, F.Ăng-ghen, V.I.Lênin-những người đã chỉ ra con đường cứu nước bằng cách mạng vô sản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhưng Người không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế ở Việt Nam để mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc mình.

Đó chính là cách biết ơn trong tỉnh thức, hoàn toàn khác xa với khái niệm “sùng bái cá nhân”.

Đảng ta, Nhân dân ta luôn biết ơn và nguyện học tập, làm theo những nhà cách mạng tài đức song toàn, có công lớn đối với đất nước, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc biết ơn và học tập, noi gương đó không chỉ có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với đất nước, mà còn thiết thực đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều đó và không ai có thể phủ nhận. Như thế, khác hẳn với “sùng bái cá nhân”! 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.