Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đề cao cảnh giác, chủ động đấu tranh

PV - 17:25, 18/03/2021

Sau các hoạt động phá hoại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang thực hiện hàng loạt thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thực tế này đòi hỏi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp luôn là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn coi đây là cơ hội để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp các ngành, các địa phương tích cực tiến hành. Với mưu đồ thâm độc, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tập trung triển khai nhiều hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt.

Cụ thể, với âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử, liên tục những ngày qua, nhiều website, một số trang báo nước ngoài, trang mạng xã hội, trang blog cá nhân do các tổ chức phản động, cá nhân chống đối, cơ hội chính trị điều hành đã đăng tải nhiều nội dung, bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở Việt Nam. Điển hình là những luận điệu sai trái như: “Đảng Cộng sản lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”; “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là hình thức”; “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử”...

Không khó để nhận thấy ẩn phía sau những luận điệu này là động cơ chính trị đen tối. Bởi ngay sau các luận điệu này, những thế lực phản động đã lớn tiếng yêu cầu Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được lãnh đạo công tác bầu cử; Đảng phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự “cạnh tranh sòng phẳng” với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ...

Cùng với đó, một thủ đoạn khác mà các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện đó là lợi dụng dân chủ, núp bóng cái gọi là “tự ứng cử", kêu gọi ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, chống phá cuộc bầu cử.

Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Ngoài ra, còn có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.

Điều 69, Chương V, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Điều 69. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.

Khoản 1, Điều 115, Chương IX, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...”.

Do đó, những người tham gia ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp trước hết phải là những người trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… Và đây là điểm mà không “nhà dân chủ” nào có được khi “tự ứng cử”!

Mặt khác, Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo đối với công tác bầu cử là đúng quy định của pháp luật. Đảng lãnh đạo bầu cử hoàn toàn không phải là làm thay, không phải là bao biện như luận điệu của các thế lực phản động vẫn đang cố gắng rêu rao.

Hơn nữa, thực tiễn cũng đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng luôn là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự thống nhất trong công tác bầu cử; là cơ sở để nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Đồng thời, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 càng có ý nghĩa khi chúng ta đang triển khai các công tác bầu cử trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta của các thế lực thù địch; những diễn biến phức tạp, khó lường của chiến tranh thương mại; nguy cơ phức tạp trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước trên thế giới... Sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở để chúng ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm tranh thủ những thuận lợi, khắc phục khó khăn, chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV; bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả và bền vững.

Để bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong dư luận, đồng thuận giữa các lực lượng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cần tăng cường sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, các lực lượng trong định hướng thông tin; chia sẻ các thông tin cần thiết có liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống phá bầu cử của các đối tượng phản động, chống đối chính trị để kịp thời đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường đấu tranh trên không gian mạng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, phản động...

Kịp thời cung cấp các thông tin thường xuyên, liên tục về công tác chuẩn bị và quá trình bầu cử, qua đó giúp người dân có điều kiện tiếp cận các thông tin chính thống; hạn chế ảnh hưởng của những thông tin sai trái, xấu độc. Coi trọng phát huy vai trò của các lực lượng chuyên trách về quản lý an ninh thông tin mạng; chủ động xây dựng các phương án xử lý và xử lý kiên quyết, kịp thời các đối tượng chống phá, phá hoại bầu cử; những cá nhân, tổ chức xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử...

Bên cạnh đó, mọi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin, xấu độc; có thái độ, trách nhiệm rõ ràng trước các luồng thông tin xấu lan truyền trên mạng xã hội trước, trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.