Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đất xen kẹt và nguy cơ trắng tay

TUẤN TRÌNH - 09:23, 14/10/2019

Những năm gần đây, không ít người dân ở vùng nông thôn miền núi sau nhiều năm tích cóp, đã bán toàn bộ tài sản ở quê để mua đất thành phố. Vì thiếu thông tin, họ đã đầu tư vào những mảnh đất xen kẹt giá rẻ. Kết quả, không ít người đã trắng tay.


Người dân nên thận trọng khi mua đất xen kẹt.
Người dân nên thận trọng khi mua đất xen kẹt.

Mất tiền vì “cò” đất

Đất xen kẹt gồm: Vườn, ao liền kề với đất ở; đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư. Đặc điểm chung của loại đất này là có diện tích chỉ 30 - 40m2, giá rẻ, không có sổ đỏ, phù hợp với thu nhập trung bình của người dân nên được mua đi bán lại khá nhộn nhịp.

Anh Nguyễn Văn Mạnh ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) chia sẻ: Khi con gái tốt nghiệp đại học và lập nghiệp tại Hà Nội, anh bàn với vợ gom hết số tiền gia đình tiết kiệm hơn 20 năm làm nương rẫy và vay mượn thêm họ hàng xuống Hà Nội mua mảnh đất xen kẹt gần khu công nghiệp Bắc Từ Liêm (Hà Nội) qua một “cò” đất. Mảnh đất rộng 40m2 có giá 800 triệu đồng. Anh chị tính toán bỏ ra 200 triệu đồng xây một căn nhà cấp 4 cho con gái và chuẩn bị cho cả gia đình 4 người xuống ở cùng. “Cò đất” hứa chắc như đinh đóng cột là sẽ làm sổ đỏ cho anh trong vòng 6 tháng.

Anh M, nạn nhân bị “cò” lừa mua đất xen kẹt chia sẻ với phóng viên.
Anh M, nạn nhân bị “cò” lừa mua đất xen kẹt chia sẻ với phóng viên.

Sau một tuần, anh Mạnh cho thợ dọn dẹp mảnh đất để chuẩn bị khởi công xây nhà, thì bất ngờ có một nhóm người đến yêu cầu anh dừng lại, vì họ cũng vừa mới mua mảnh đất này với giá 850 triệu đồng. Nói rồi, họ đưa ra một tập giấy tờ mua bán gồm giấy viết tay chưa có xác nhận của công chứng hay chính quyền địa phương, giống như những giấy tờ anh Mạnh có trong tay. Lúc này, cả hai bên mới biết mình đã bị “cò” lừa.

Cũng giống anh Mạnh, anh Hoàng Văn Quang ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã bỏ ra 750 triệu đồng tiền tích góp bao năm lao động vất vả để mua một mảnh đất xen kẹt 35m2 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua tư vấn của “cò. Tất cả thủ tục mua bán toàn là giấy tờ viết tay. Đã 3 năm nay, mảnh đất của anh vẫn chỉ để cho cỏ mọc. Anh Quang đã nhiều lần lên chính quyền phường sở tại để xin phép dựng một ngôi nhà cấp 4, nhưng vì là đất xen kẹt, không có giấy tờ pháp lý nên chính quyền không cấp phép.

Cảnh giác khi mua đất xen kẹt

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Phương Anh, Văn phòng luật Lê Hồng Hiển và cộng sự cho biết: Theo Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt không được phân loại cụ thể vào nhóm đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Đất xen kẹt thường không có sổ đỏ, do đó mọi giao dịch đều chỉ thông qua giấy tờ mua bán viết tay. Hơn nữa, lợi nhuận đem lại từ những giao dịch này là rất lớn, vì giá đất khi mua thì rẻ nhưng nếu được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều lần.

Nhắm trúng tâm lý này, “cò” đất đã thực hiện những “chiêu” lừa như cùng một mảnh đất nhưng chuyển nhượng cho nhiều người. Kết quả là người mua sẽ vướng vào các tranh chấp kéo dài không thể đưa đất vào sử dụng hoặc thậm chí có nguy cơ bị mất trắng.

Để hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra, luật sư Trần Phương Anh khuyến cáo, người dân trước khi đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc, quá trình hình thành, quản lý và sử dụng thửa đất. Khi quyết định đầu tư, nên lập hợp đồng mua bán với những điều khoản cụ thể rõ ràng. Việc ký kết hợp đồng cũng nên có người làm chứng, phòng trường hợp phát sinh tranh chấp xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!