Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đảo xa, làng cao bừng ánh điện

Thành Nhân - 17:12, 03/02/2021

Trải qua một thời gian dài, người dân xã đảo Nhơn Châu (TP. Quy Nhơn) và một số làng đồng bào DTTS ở xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) gần như tách biệt với thế giới hiện đại vì không có điện. Tuy nhiên, Xuân này, người dân vui hơn bởi điện lưới quốc gia đã được kéo về tận nơi thỏa niềm mong ước bấy lâu…

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và các cơ quan, đơn vị bàn giao hệ thống điện năng lượng mặt trời cho làng Canh Tiến
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và các cơ quan, đơn vị bàn giao hệ thống điện năng lượng mặt trời cho làng Canh Tiến

Niềm vui từ đảo xa

Xã đảo Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn (Bình Định), cách đất liền 12 hải lý, còn được biết đến với tên gọi là Cù Lao Xanh. Những năm chưa có lưới điện quốc gia, hằng ngày người dân xã đảo chỉ được cấp điện bằng dầu Diezel 8 giờ mỗi ngày, nhưng nguồn điện thiếu ổn định, không thường xuyên khiến cuộc sống người dân chật vật, kinh tế kém phát triển.

Dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2020, mở ra cho người dân nơi đây nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chia sẻ: Dự án có tổng mức đầu tư gần 351,5 tỷ đồng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với biển đảo của Tổ quốc, đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, đáp ứng mong mỏi của bà con có điện để phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Theo ông Hồ Nhật Lệ, Phó Chủ tịch phụ trách UBND xã đảo Nhơn Châu, trước khi có lưới điện quốc gia, Nhà nước hỗ trợ chạy máy phát điện Diezel cấp điện cho dân 12 tiếng mỗi ngày nhưng nguồn điện thiếu ổn định, không thường xuyên, khiến kinh tế trên đảo khó phát triển. Có điện lưới quốc gia, sẽ giúp kinh tế của 600 hộ trên đảo Nhơn Châu được nâng lên. “Rồi đây, những nhà hàng, khách sạn, homestay trên đảo đã đông khách sẽ còn đông hơn và giữ được khách ở lại với đảo qua đêm. Những ngành nghề dịch vụ sẽ nhanh chóng phát triển và một ngày không xa, Nhơn Châu sẽ khoát lên mình một diện mạo mới”, ông Lệ kỳ vọng.

Cù Lao xanh được biết đến với lợi thế bãi biển hoang sơ, rặng san hô, hải đăng, những dãy đá, gành đá tuyệt đẹp… nhưng phải đến năm 2016, khi các doanh nghiệp du lịch lữ hành khai thác mạnh, xuất hiện những tour biển đảo, mở tuyến kết nối đất liền với Cù Lao Xanh, lúc này đảo mới góp mặt trong danh sách những điểm du lịch ấn tượng với du khách trong và ngoài nước.

Dù không có điện, nhưng, mỗi năm xã đảo này cũng đã đón từ 4 - 5 nghìn lượt khách tham quan. Vì vậy, điện lưới quốc gia về đảo, sẽ thúc đẩy các ngành nghề dịch vụ phát triển, đặc biệt là du lịch. Tương lai không xa “đảo ngọc” Nhơn Châu sẽ bừng sáng trên bản đồ du lịch tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung.

Có điện lưới quốc gia, người dân các làng đồng bào DTTS xã Canh Liên sẽ sang trang mới
Có điện lưới quốc gia, người dân các làng đồng bào DTTS xã Canh Liên sẽ sang trang mới

Bừng sáng những ngôi làng

Những ngày giáp Tết Tân Sửu, về thăm làng Chồm, Kà Bông, Cát, Canh Tiến thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định), đi đến đâu chúng tôi cũng cảm nhận được niềm vui, từ cụ già cho đến trẻ nhỏ. Người dân vui mừng, bởi ước mơ có điện từ bao đời nay đã trở thành hiện thực. Điện về mở ra một trang mới cho vùng đất còn lắm khó khăn này.

Anh Đinh Văn Thanh, một người dân làng Cát tâm sự: Trước đây, không có điện, người dân ở những ngôi làng này sống gần như “tách biệt” với thế giới bên ngoài. Nếu không có điện, không biết đến bao giờ người dân làng mới hết khổ, bởi tưới tiêu chỉ dựa vào nước trời nên năm được, năm mất người dân không thể phát triển kinh tế. Nhiều người muốn đào hồ để tích trữ nước, mua máy bơm về bơm nước tưới cây, hoa màu nhưng điện chưa có nên không thực hiện được. Nay điện lưới quốc gia đã được Nhà nước đầu tư, ai nấy cũng vui mừng, phấn khởi.

Từ khi có điện, tâm trạng của già làng Đinh Văn Nhất, sống ở làng Chồm cũng mừng vui khôn xiết. Già nói, lũ trẻ từ nay đã có điện để học bài, tiếp cận với tri thức, với thế giới văn minh. Bà con có thêm điều kiện để phát triển kinh tế thoát nghèo.

“Ước mơ từ bao đời nay của người dân trong làng giờ đây đã trở thành hiện thực. Năm nay, bà con tổ chức ăn Tết lớn, mừng ánh điện và mừng cho tương lai tươi sáng của buôn làng”, già Nhất cho biết.

Chia sẻ niềm vui với bà con ở các làng mới có điện, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cho hay: Quan điểm của tỉnh là phủ kín hệ thống điện lưới trên tất cả các làng của tỉnh. Hơn 2 tháng trước, tỉnh cũng đã hoàn thành việc cấp điện ra xã đảo Nhơn Châu, xã cuối cùng của tỉnh. Hy vọng rằng, sau khi có điện, cuộc sống của bà con nơi đảo xa và những ngôi làng vùng cao này sẽ đổi khác, sẽ bừng sáng như ánh điện.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.