Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ngành điện Quảng Ngãi: Nỗ lực đưa điện về vùng khó

Lê Phương - 11:23, 07/09/2020

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn một số buôn làng vùng sâu, vùng xa chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngành Điện đang tập trung mọi nguồn lực để đưa ánh sáng điện về với các vùng này.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những công nhân ngành Điện Quảng Ngãi vẫn nỗ lực để đưa điện về phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những công nhân ngành Điện Quảng Ngãi vẫn nỗ lực để đưa điện về phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa

Từ bao đời nay, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám 42 hộ dân ở tổ sản xuất Nước Con, thôn Trà Nô, xã Ba Tô (huyện Ba Tơ). Đường về Nước Con vẫn còn khó đi, nhưng từ khi điện lưới quốc gia được kéo đến vùng cao hẻo lánh dần đổi khác rất nhiều, cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào Hrê ở Nước Con đã được cải thiện đáng kể. Hiện cả 42 ngôi nhà ở góc núi này đều có Ti vi, đèn điện, hay nồi cơm điện, tủ lạnh, dàn Karaoke hiện đại…. 

Già Phạm Văn Vun cư trú ở tổ Nước Con đã hơn 70 năm nay, già chia sẻ: Bao nhiêu năm sống ở đây không có điện, không có đường, đi lại vất vả, đến gần cuối đời thì được đón điện về làng. Có Tivi để xem tin tức, biết được nhiều điều. Có các thiết bị điện thì đời sống của mình đỡ khó khăn hơn.

Cùng với thôn Trà Nô, đời sống của người dân ở 7 thôn khác thuộc xã Ba Tô từ khi có điện lưới quốc gia cũng đổi thay rõ rệt. Đó là thôn Làng Xi 1, Làng Xi 2, Mang Lùng 1, Mang Lùng 2, Làng Mạ, Rộc Măng và Mộ Lang với hơn 600 hộ dân. Có điện, người dân mạnh dạn đầu tư nhiều thiết bị để phục vụ sinh hoạt, sản xuất hằng ngày, kinh tế vì thế cũng phát triển.

Ông Phạm Văn Phân, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Tô cho biết: Nhờ có điện lưới quốc gia kéo đến từng nhà, bộ mặt của các khu dân cư nay đã đổi khác. Nhà nào cũng cố gắng phấn đấu làm ăn, để có điều kiện mua các thiết bị điện cần thiết cho đời sống. Từ đó, góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đầu tháng 8/2020, 2 thôn Nước Giáp và Hố Sâu, xã Ba Khâm (Ba Tơ) đã chính thức được đóng điện. Niềm vui lần đầu tiên có điện làm cho nhiều người dân trong làng không ngủ được. 

Công trình điện kéo về 2 thôn Nước Giáp, Hố Sâu của xã Ba Khâm được thi công cách đây 1 năm. Do địa hình phức tạp, qua nhiều đồi núi, suối sâu và cách xa trung tâm xã, nên quá trình kéo điện khá vất vả. Song, với quyết tâm đóng điện trước ngày Quốc khánh 2/9, đơn vị thi công đã dốc toàn lực, quyết tâm đưa điện về với dân làng sớm hơn dự kiến nửa tháng.

Ông Võ Thanh Bình Giám đốc Điện lực huyện Đức Phổ, đơn vị được giao nhiệm vụ, quản lý, vận hành công trình Diện cho hay: Trước khi đóng điện, nhân viên ngành Điện đã về tận làng tuyên truyền cho bà con cách sử dụng điện an toàn; ký hợp đồng mua bán điện cho từng hộ dân. Đồng thời, kiểm tra toàn bộ các yếu tố kỹ thuật, bảo đảm tuyệt đối an toàn mới đấu nối vào thiết bị sử dụng điện.

Theo ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi, hiện vẫn còn một số hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia. Trong thời gian tới, ngành Điện sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương thực hiện phần còn lại của Dự án cấp điện cho 40 vùng lõm trong tỉnh. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương và tận dụng nguồn lực của ngành để đưa điện về các khu dân cư còn lại.

Dự án cấp điện cho 624 thôn thuộc 126 xã của các huyện: Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long và thị xã Đức Phổ, có tổng mức đầu tư hơn 806 tỷ đồng, trong đó 85% là vốn ODA và 15% vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay, Dự án đã triển khai thi công và hoàn thành việc cấp điện đưa vào sử dụng cho hơn 1.300 hộ dân ở các thôn trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Ba Tơ, vốn đầu tư 50 tỷ đồng.


Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.