Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Lan Anh - 09:50, 09/10/2020

Từ ngày 13 - 15/10 tới đây, Vĩnh Phúc sẽ chính thức tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại, là một dấu mốc mới trong tiến trình phát triển của một địa phương giàu truyền thống cách mạng.

Vĩnh Phúc xứng danh “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc xứng danh “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều cái nhất trong một nhiệm kỳ

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2015 -2020 là một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ của tỉnh Vĩnh Phúc với những thành tích vô cùng nổi bật. Cụ thể, đây là giai đoạn mà tỉnh Vĩnh Phúc thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư ngoài Nhà nước đạt trên 5 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trong nước đạt 56.474 tỷ, gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Vốn FDI đạt 2,857 tỷ USD, gấp 2 lần giai đoạn 2011 - 2015. 

Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc đạt 7,1%/năm (cao hơn mức bình quân chung cả nước 0,4%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, năng suất lao động tăng bình quân hơn 8,38%/năm (cả nước 5,8%/năm); sức cạnh tranh, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Đặc biệt, ngành công nghiệp của tỉnh đóng góp tới 4,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, thu ngân sách bình quân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng/năm, luôn đứng Top đầu cả nước về thu nội địa và là 1/16 tỉnh, thành có tỷ lệ điều tiết ngân sách lớn về trung ương.

Không chỉ phát triển về kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của tỉnh cũng đã đạt được kết quả nổi bật. Trong đó, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư và phát triển toàn diện. Đến nay, 100% các trường học từ mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục luôn được khẳng định trong Top đầu cả nước với nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Toán học, Sinh học, Vật lý quốc tế và khu vực. Trong năm học 2019 - 2020, tỉnh đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. 

Bên cạnh đó, chất lượng y tế của tỉnh cũng đã được đầu tư nâng cấp. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn. Đặc biệt, Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên phòng, chống thành công dịch Covid-19 tại tuyến huyện, tuyến tỉnh, bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. 

Về lĩnh vực an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm. Hằng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động. Hiện, không còn nhà tạm, không có hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách, người có công. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều ước giảm còn dưới 1% năm 2020. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm 92,5% dân số.

Tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá

Nhằm khẳng định những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời hoạch định đường lối, chính sách lớn của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đại hội có chủ đề: “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương; đổi mới sáng tạo, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững; xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh”. 

Theo đó, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá. Trong đó, 3 khâu đột phá gồm: Thứ nhất là xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút, giải phóng nguồn lực (thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp, vốn, đất đai…) đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo nguyên tắc hiệu quả, bền vững. Tăng cường thực hiện phân cấp, phân quyền, giao nguồn lực và giao nhiệm vụ gắn với trách nhiệm giải trình để kiểm soát. 

 Thứ hai là đẩy mạnh đô thị hóa cùng với xây dựng nông thôn mới nâng cao, tạo sự chuyển biến cơ bản về diện mạo, chất lượng đô thị, nông thôn của tỉnh trong 5 năm tới. Thứ ba là đột phá trong công tác cán bộ và tổ chức bộ máy, trước hết là đổi mới trong công tác đánh giá cán bộ bằng “sản phẩm”. Coi kết quả đánh giá cán bộ là tiêu chí quan trọng nhất để thực hiện quy hoạch, điều động, bổ nhiệm. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ. Đề bạt, sử dụng người có đức, có tài, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; không bổ nhiệm, sắp xếp, điều chuyển, thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, năng lực hạn chế, uy tín thấp...

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII sẽ tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, tổ chức thành công, tiếp tục đề ra nghị quyết lãnh đạo phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục, an ninh - quốc phòng... đưa Vĩnh Phúc ngày càng phát triển rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.