Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vĩnh Phúc: Chính quyền kiến tạo, doanh nghiệp phát triển

Lan Anh - 10:30, 18/10/2019

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh, tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. DN càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn khi chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đồng hành, phát huy vai trò kiến tạo, phục vụ.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc.

DN tăng về số lượng lẫn chất lượng 

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 9 tháng năm 2019, toàn tỉnh có 858 DN thành lập mới, tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến hết 30/9/2019, tổng số DN đăng ký trong toàn tỉnh là 11.200 DN, vốn đăng ký đạt trên 96.000 tỷ đồng, trong đó DN sản xuất kinh doanh chiếm 75% tổng số DN trên địa bàn. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh, từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ có thêm trên 500 DN được thành lập mới.

Ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh, cho biết không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn cũng ngày càng được khẳng định. Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều DN đã thành công và tạo nên thương hiệu mạnh, nhận nhiều giải thưởng lớn mang tầm quốc gia.

Sự phát triển ổn định của đội ngũ DN đã góp phần quan trọng tăng thu ngân sách hằng năm cho tỉnh. Tính đến 24/9, tổng thu ngân sách nhà nước của Vĩnh Phúc đạt 24.762 tỷ đồng, đạt 89% dự toán; trong đó DN đóng góp khoảng 80 - 85%. 

Tạo điều kiện để DN phát triển

Thành quả chung của đội ngũ DN trên địa bàn có những đóng góp quan trọng của các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN CNTT, bưu chính - viễn thông và điện tử đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng. 

 Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, hoạt động sản xuất, kinh doanh của 174 DN CNTT, điện tử trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, với tổng doanh thu ước đạt 35.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt khoảng 70% kế hoạch năm. Riêng các DN bưu chính - viễn thông cũng đạt tổng doanh thu 945 tỷ đồng. 

DN thuộc ngành CNTT tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò là ngành đa lĩnh vực, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. 

Tại cuộc gặp gỡ đại diện DN tiêu biểu nhân Ngày “Doanh nhân Việt Nam 13/10” vừa được tổ chức, ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ DN, doanh nhân vào sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc. Không những sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng thu ngân sách cho tỉnh mà còn giải quyết việc làm cho hơn 40 vạn lao động, góp phần quan trọng bảo đảo an sinh xã hội…

“Vĩnh Phúc phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành TP. Vĩnh Phúc năm 2030. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, rất cần tới sự đóng góp của cộng đồng DN”, ông Thành nói.

Để hỗ trợ DN phát triển, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải pháp kết nối liên thông chính quyền điện tử; nâng cấp phần mềm quản lý điều hành và tác nghiệp, hệ thống mail công vụ; bàn giao 578 chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử đã đăng tải 1.899 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 1,2 và 92 dịch vụ công, nhóm dịch vụ công mức độ 3,4 trên trang dichvucong.vinhphuc.gov.vn.




Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.