Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dừng tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú ở Vĩnh Phúc: Phù hợp xu thế trong chiến lược giảm nghèo

PV - 10:39, 22/05/2019

Hiện các trường dân tộc nội trú (DTNT) trên cả nước đang hoàn thiện hồ sơ xét tuyển học sinh, chuẩn bị cho năm học 2019-2020. Ở những tỉnh có ít địa bàn ĐBKK cũng đã có những điều chỉnh nhất định trong công tác tuyển sinh vào các trường DTNT.

Chuyển hướng tất yếu

Năm học 2018-2019, Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Phúc Yên (Vĩnh Phúc) có 88 học sinh lớp 9 hệ DTNT; trong đó, 38 học sinh thuộc địa bàn xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên) và 50 học sinh thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (TP. Phúc Yên). Trong năm học này, cả 88 em đều được hưởng chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh ở các trường DTNT.

Nếu như năm học trước, sau khi tốt nghiệp THCS, những học sinh này có thể được tuyển vào Trường Phổ thông DTNT tỉnh hoặc vào lớp 10 của Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Phúc Yên. Nhưng năm học tới đây (2019-2020), 38 học sinh ở xã Trung Mỹ sẽ được tuyển thẳng vào một trường THPT trên địa bàn huyện Bình Xuyên, 50 học sinh ở xã Ngọc Thanh được xét tuyển vào Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Phúc Yên; đồng thời sẽ không được hưởng chế độ chính sách đối với học sinh DTNT.

 Từ năm học 2019-2020, Vĩnh Phúc dừng tuyển sinh vào các trường DTNT. (Ảnh minh họa) Từ năm học 2019-2020, Vĩnh Phúc dừng tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú. (Ảnh minh họa)

Sự thay đổi này xuất phát từ những điều chỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tuyển sinh vào các trường phổ thông DTNT trên địa bàn. Cụ thể, theo Văn bản số 1767/UBND-VX2 ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm học 2019-2020, toàn tỉnh sẽ dừng xét vào các trường DTNT.

Theo dẫn giải trong Văn bản 1767/UBND-VX2, những năm trước, tỉnh còn nhiều xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK), thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc có 40 xã vùng DTTS và miền núi; trong đó có 29 xã khu vực I, 11 xã khu vực II, không còn xã khu vực III mà chỉ còn 3 thôn ĐBKK, gồm: Đạo Trù Hạ, Đạo Trù Thượng, Tiên Long của xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, ở 3 thôn này hiện có khoảng 35 học sinh lớp 9 là người DTTS. Số lượng này là không đủ để thành lập một khối lớp học DTNT. Vì vậy, việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho dừng tuyển sinh lớp 10 vào các trường DTNT là sự điều chỉnh tất yếu.

Đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo

Việc tỉnh Vĩnh Phúc dừng tuyển sinh vào các trường DTNT, bắt đầu từ năm học 2019-2020, phải khẳng định là bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh này. Ngoài việc hiện có quá ít địa bàn ĐBKK thì cơ sở để Vĩnh Phúc mạnh dạn thực hiện chủ trương này là sự phát triển tương đối đồng đều giữa vùng DTTS và miền núi so với các vùng, miền khác của tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS của tỉnh chỉ còn 4,48%; trong khi tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh cũng chỉ ở mức 2,11%. Đến nay, 100% các xã vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có đường giao thông cho xe cơ giới đi được đến trung tâm xã; 100% các xã có công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; 100% các xã có đủ trường, lớp học, trạm y tế đạt chuẩn theo quy định…

Ngay như ở huyện Sông Lô, với 12/17 xã thuộc vùng DTTS và miền núi thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm gần bằng tỷ lệ chung của tỉnh, chỉ còn 2,84%.

Hiện nay, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh khá của cả nước; năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 30,59 nghìn tỷ đồng. Vĩnh Phúc hiện đang là 1/16 tỉnh, thành phố tự cân đối được thu chi và có đóng góp về ngân sách Trung ương. Với điều kiện kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc đã tiệm cận với sự phát triển chung của tỉnh thì việc cho dừng tuyển sinh vào các trường DTNT-đồng nghĩa dừng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với giáo viên và học sinh ở các cơ sở đào tạo này, là rất cần thiết để tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách, dự án khác ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Tuy nhiên, việc dừng tuyển sinh mới vào các trường DTNT của tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải lưu ý một số vấn đề. Đáng chú ý nhất là việc, hiện trên địa bàn tỉnh còn 5 trường THCS&THPT DTNT ở 4 huyện, thành phố (Tam Dương, Phúc Yên, Tam Đảo, Lập Thạch). Từ năm học 2019-2020, dù không tuyển mới lớp 6, lớp 10 hệ DTNT thì vẫn còn các khối lớp 6, 7, 8 nên học sinh và giáo viên thuộc hệ DTNT vẫn đang tiếp tục được hưởng mọi chế độ chính sách hỗ trợ học tập theo quy định.

Nhưng sau khi các cấp học này kết thúc thì giáo viên ở các trường sẽ như thế nào? Được biết, hiện Vĩnh Phúc vẫn chưa có phương án sắp xếp, bố trí lại công việc cho các giáo viên ở các trường DTNT ở 4 huyện này.

Một vấn đề cũng cần lưu ý nữa là, từ năm học 2019-2020, các trường DTNT của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện tuyển sinh theo hai hình thức: xét tuyển và thi tuyển. Khi không còn chế độ chính sách hỗ trợ, liệu học sinh cũng như phụ huynh có mặn mà đăng ký vào học tại các trường DTNT? Vì vậy, tương lai “vắng bóng” học sinh ở các trường DTNT của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thành hiện thực nếu như các trường không hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh để họ yên tâm gửi con theo học tại trường.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.