Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nguyễn Thanh - 23:04, 02/10/2020

Thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đến gần. Trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ tỉnh Nghệ An ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi theo hướng thiết thực, bền vững; gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Miền Tây Nghệ An đang cần một chiến lược để phát triển, khai thác hợp lý, hiệu quả các tiềm năng.
Miền Tây Nghệ An đang cần một chiến lược để phát triển, khai thác hợp lý, hiệu quả các tiềm năng.

Nhiều đổi thay sau một nhiệm kỳ

Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đạt và vượt; trong đó, có những mục tiêu “khó”. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khá cao, bình quân ước đạt 7,2%, trong khi nhiệm kỳ trước chỉ đạt 6,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần đưa GDP bình quân đầu người ước đạt hơn 44 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015.

Đặc biệt, KT-XH vùng miền Tây Nghệ An với trọng điểm là các huyện Tân Kỳ, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp nơi có cộng đồng người DTTS chiếm tỷ lệ lớn đã có bước phát triển khá. Hiện tại, quy mô, tiềm lực kinh tế ngày càng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2019 của miền Tây Nghệ An ước đạt 6,8%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh, tốc độ thu ngân sách bình quân hằng năm ước đạt 20,6%.

Điểm nhấn nổi rõ ở miền Tây Nghệ An là đã hình thành được một số vùng sản xuất cây nguyên liệu, chăn nuôi tập trung quy mô lớn gắn với phát triển công nghiệp chế biến ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp... Nhiều vùng đã chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng về mặt nước hồ chứa thủy điện, khoáng sản, đất đai để nâng cao hiệu quả kinh tế. Thương mại, dịch vụ được mở rộng. Kết cấu hạ tầng KT-XH được quan tâm xây dựng, nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thực hiện không chỉ khai thác tốt tiềm năng và lợi thế mà còn giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.

Dồn lực cho miền Tây

Trong nhiều giải pháp đột phá của nhiệm kỳ mới, Đảng bộ tỉnh Nghệ An xác định tập trung phát triển bền vững vùng KT-XH miền Tây Nghệ An. Đây là vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống; giàu tiềm năng nhưng chưa khai thác được nhiều nên sẽ là một trong những vùng trọng điểm để mời gọi đầu tư, phát triển trong tương lai. Điều này không chỉ kéo gần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng mà còn khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng to lớn ở vùng đất này để nâng cao đời sống cho bà con DTTS.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An cho biết, mục tiêu lớn mà Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã xác định với trọng điểm miền Tây Nghệ An sẽ đi theo hướng phát triển bền vững, thiết thực; gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Cụ thể, trong chiến lược phát triển miền Tây Nghệ An, tỉnh sẽ khai thác hợp lý, hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, phát triển các sản phẩm có lợi thế vùng, như kinh tế rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc. Đồng thời, ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến cũng sẽ được đầu tư để phát triển một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như sữa, chè, cây ăn quả, cây dược liệu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. “Đặc biệt, tỉnh sẽ quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… từ đó tạo sự phát triển bền vững cho vùng đất giàu tiềm năng nơi đây”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Xuân Sơn cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.