Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Nông: Hiệu quả cây măng tây xanh ở vùng sâu Quảng Hòa

PV - 11:27, 23/07/2021

Cây măng tây xanh được một số nông dân vùng sâu xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) trồng hơn 1 một năm trở lại đây. Cây trồng này bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây rau màu truyền thống khác trên địa bàn.

Những năm trước đây, 5 sào đất của gia đình chị Ma Thị Sâm, dân tộc Dao, ở xã Quảng Hòa (Đắk Glong) trồng luân canh một số loại hoa màu. Tuy nhiên, do diện tích đất ở vùng cao nên luôn canh cánh nỗi lo thiếu nước khi sản xuất.

Mô hình trồng măng tây xanh phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình trồng măng tây xanh phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm khô hạn, diện tích đất trên hầu như phải bỏ hoang. Năm 2020, chị đi tìm hiểu, học tập mô hình, kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương. Nhận thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại sử dụng ít nước, phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng tại địa phương nên chị quyết định trồng thử nghiệm 1 sào. Sau 7 tháng trồng, vườn măng tây xanh đã cho thu hoạch. Mỗi ngày, chị thu hái 7 - 8 kg búp. Với giá bình quân 70.000 đồng/kg, gia đình chị Sâm có nguồn thu nhập khoảng 500.000 đồng/ngày.

Chị Sâm chia sẻ: “Đất của nhà tôi không được tốt. Mấy năm trước trồng dâu tằm không được, trồng tiêu, cà phê cũng không lên, nên gia đình tôi trồng thử cây măng tây xanh. Gia đình tôi mua hạt về ươm cây rồi trồng. Việc phủ bạt, công làm cỏ, chăm bón đều do hai vợ chồng tôi tự làm nên chi phí bỏ ra cũng ít. Sau 7 tháng trồng, gia đình tôi đã có thu bói, khoảng 10 - 12 tháng cho thu hoạch ổn định”.

Tương tự, anh Đàm Xuân Tú, dân tộc Tày, ở thôn 7, xã Quảng Hòa (Đắk Glong) ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thành công với mô hình trồng măng tây xanh với nguồn thu 150 triệu đồng/năm. Năm 2019, sau thời gian ấp ủ ý tưởng, thử nghiệm trồng măng tây phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng nơi mình sinh sống, anh Tú bắt đầu mua giống, cải tạo đất, tạo luống, làm giàn, lắp hệ thống tưới cho vườn măng tây xanh.

Anh Đàm Xuân Tú thành công với mô hình trồng măng tây xanh trên vùng đất Quảng Hòa
Anh Đàm Xuân Tú thành công với mô hình trồng măng tây xanh trên vùng đất Quảng Hòa

Anh Tú cho biết, mức chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi sào măng tây xanh hết khoảng 35 - 40 triệu, bao gồm: Tiền giống, vật liệu làm giàn, phân bón, thiết bị tưới tiết kiệm… Mỗi chu kỳ thu hoạch 8 - 10 năm nên tính ra chi phí đầu tư phù hợp. Trong khi đó, chi phí sản xuất từ năm thứ 2 trở đi sẽ giảm dần và sản lượng sẽ tăng lên. Người trồng sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp nên sản phẩm rất sạch, được thị trường ưa chuộng, lại giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây măng tây xanh cũng cần chú ý kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả cao…

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Hòa Nguyễn Thị Ngoan, hiện nay trên địa bàn xã có trên 1,2 ha trồng măng tây xanh. Việc chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh đã tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Địa phương cũng đang thực hiện các bước liên kết các hộ trồng măng tây, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ. Hướng đến việc thành lập các Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã để tìm đầu ra cho sản phẩm rõ ràng hơn./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.