Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO

Như Ý - 11:20, 25/11/2020

Tối 24/11/2020, UBND tỉnh Đăk Nông tổ chức đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất Đăk Nông và khai mạc Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II năm 2020.

Núi lửa Nâm Kar - Ảnh: CVĐC Đăk Nông
Núi lửa Nâm Kar - Ảnh: CVĐC Đăk Nông

Công viên địa chất Đăk Nông là thành viên mới nhất của hệ thống công viên địa chất toàn cầu; Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu này.

Công viên Địa chất Đăk Nông có diện tích hơn 4.700km2, chiếm hơn 2/5 diện tích tự nhiên của tỉnh Đăk Nông. Về địa giới hành chính, Công viên địa chất Đăk Nông nằm trải dài trên 6/8 huyện, thành phố của tỉnh, bao gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk G’Long và thành phố Gia Nghĩa.

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước, toàn bộ Công viên địa chất Đăk Nông hiện có khoảng 65 điểm di sản, địa mạo, bao gồm hệ thống các miệng núi lửa, hệ thống hang động núi lửa và các thác nước. Nơi đây có hệ thống hang động núi lửa đồ sộ nhất Đông Nam Á với 50 hang động, tổng chiều dài hơn 10.000m. Công viên địa chất Đăk Nông còn có nhiều nét độc đáo về văn hóa của các dân tộc thiểu số địa phương như Mnông, Mạ, Ê Đê…

Đến đây, du khách có thể đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; không gian sinh hoạt văn hóa của người Mnông, dân tộc bản địa đông và cư trú lâu đời nhất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; tham quan và chiêm ngưỡng đàn đá Đăk Kar, Đăk Sơn… cùng nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực của các dân tộc thiểu số địa phương.

Cùng với sự kiện này, tỉnh Đăk Nông cũng tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam 2020 từ ngày 24 - 29/11 với các hoạt động triển lãm, thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam; trình diễn thời trang thổ cẩm…

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II năm 2020 tại tỉnh Đăk Nông được tổ chức quy mô toàn quốc, với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân 15 tỉnh, thành phố.

Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu và khắc họa đậm nét dấu ấn văn hóa thổ cẩm trong lòng du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên các dân tộc thiểu số trong cả nước có cơ hội giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm cải tiến, nâng cao hiệu quả nghề dệt thổ cẩm.

Lễ hội cũng là dịp để tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, định hướng phát triển thị trường thổ cẩm, tăng thu nhập cho người dân, hướng đến tạo sản phẩm du lịch thương hiệu cho thổ cẩm Đăk Nông./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.