Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điểm nhấn mới trong bản đồ du lịch Việt Nam

PV - 14:15, 10/12/2018

Năm 2015, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với các đơn vị liên quan quyết tâm triển khai các bước xây dựng Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng để hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất non nước toàn cầu (CVÐCNNTC). Sau nhiều nỗ lực, ngày 24/11 vừa qua, Cao Bằng chính thức đón nhận quyết định của UNESCO công nhận là CVÐCNNTC. Nhờ đó, di sản CVÐCNNTC Cao Bằng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách mạnh mẽ.

CVĐCNNTC Cao Bằng Quần thể Hồ Thang Hen là một trong những di sản địa chất nằm trong quần thể CVĐCNNTC Cao Bằng. (Ảnh TL)

Theo các chuyên gia của UNESCO, CVÐCNNTC Cao Bằng được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử cư trú từ rất sớm; đồng thời, sở hữu lịch sử hơn 500 triệu năm của Trái đất qua những dấu tích còn sót lại như hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản... Trong đó, cảnh quan đá vôi tạo nên một màu xanh lục đặc biệt của những con sông chảy qua địa phận chính là minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất. Quần thể có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và đặc biệt thác Bản Giốc, một trong ngọn thác đẹp nhất vùng biên giới Việt Nam.

CVĐCNNTC Cao Bằng còn là nơi sinh sống của 9 dân tộc ít người, trong đó chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng. Mỗi dân tộc mang một đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện trong phong tục, tập quán, lối sống, trang phục, phương thức sản xuất, những nét sinh hoạt văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của những làng nghề truyền thống của đồng bào như làm hương, dệt thổ cẩm, rèn...

Trở thành CVĐCNNTC thứ hai của Việt Nam, CVĐCNNTC Cao Bằng có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là du lịch. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và đang triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc... song song với phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Cao Bằng còn chú trọng phát triển du lịch bền vững nhằm phát huy giá trị của CVĐCNNTC Cao Bằng.

CVĐCNNTC Cao Bằng Thác Bản Giốc thuộc quần thể CVĐCNNTC Cao Bằng . (Ảnh TL)

Ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết: “CVÐCNNTC Cao Bằng sẽ là điểm nhấn mới trong bản đồ di sản, du lịch của Việt Nam, nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một mảnh đất tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa ở địa đầu Tổ quốc. Ngoài mục tiêu giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa có giá trị, tỉnh Cao Bằng tập trung phát triển du lịch, đưa “ngành công nghiệp không khói” này trở thành trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội”.

Trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng sẽ khai thác 3 tuyến du lịch trong vùng CVÐCNNTC để thu hút khách du lịch, bởi vùng này đã bao gồm các giá trị di sản quan trọng nhất của tỉnh Cao Bằng. Trong số đó có tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phia Oắc-vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình); tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (gồm huyện Hòa An, Hà Quảng) và tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” (gồm 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang).

Ông Sầm Việt An cũng thông tin, tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho ba tuyến du lịch này, đồng thời, tăng cường đào tạo nhân lực, có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại địa phương; tập trung phát triển các loại hình du lịch thám hiểm, du lịch cộng đồng để khai thác một cách có hiệu quả các di sản địa chất-văn hóa và đa dạng sinh học trong CVĐCNNTC Non nước Cao Bằng… Ngoài ra, tỉnh còn tập trung vào việc tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch với mục tiêu xây dựng CVĐCNNTC Cao Bằng ngày càng phát triển bền vững, gắn bảo tồn các loại hình di sản với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

CVÐCNNTC Cao Bằng sẽ là điểm nhấn mới trong bản đồ di sản, du lịch của Việt Nam, nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một mảnh đất tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa ở địa đầu Tổ quốc. Ngoài mục tiêu giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa có giá trị, tỉnh Cao Bằng tập trung phát triển du lịch, đưa “ngành công nghiệp không khói” này trở thành trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội”. (Ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng)

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.