Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn gắn với phát huy giá trị Cao nguyên đá Đồng văn: Cần sự chung tay của cộng đồng

Lê Hải - 06:43, 23/09/2020

Tháng 9 năm 2015, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 để thay thế cho Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, di sản văn hóa được xác định là trụ cột của phát triển bền vững. Và câu chuyện làm thế nào để hài hòa giữa khai thác, phát huy giá trị di sản với mục tiêu phát triển bền vững đang được đặt ra tại vùng Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn.

Các nhân viên Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám, mô hình phát triển du lịch hiệu quả ở huyện Quản Bạ đang giới thiệu sản phẩm lanh cho du khách.
Các nhân viên Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám, mô hình phát triển du lịch hiệu quả ở huyện Quản Bạ đang giới thiệu sản phẩm lanh cho du khách.

Từ khi CVĐCTC CNĐ Đồng Văn được UNESCO công nhận và hòa nhập vào Mạng lưới CVĐCTC, hằng năm có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến đây thăm quan. Nhờ có du lịch, đời sống của người dân trong vùng đã có nhiều đổi thay, thu nhập tăng cao hơn trước.

Phó Trưởng Ban Quản lý CVĐCTC CNĐ Đồng Văn- Hoàng Xuân Đôn chia sẻ: Mấy năm nay, du lịch của tỉnh đang phát triển rất tốt, nhất là ở vùng CVĐCTC. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh đã dẫn đến việc người dân địa phương ồ ạt kéo nhau đi làm du lịch, trong khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về phát triển du lịch bền vững. Từ đó, tạo ra nhiều vấn đề như vi phạm xây dựng ở vùng CVĐCTC, một số giá trị văn hóa truyền thống dần bị thương mại hóa, lai tạp dẫn đến mai một… Do đó, bên cạnh việc bảo tồn, các ngành chức năng cần phối hợp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững trên nền tảng di sản. Làm thế nào để người dân vẫn giữ nguyên được các kiến trúc nhà truyền thống, văn hóa, trang phục dân tộc… tạo nên sự thu hút đối với du khách thăm quan.

Trong những năm qua, Sở VHTT&DL, Ban Quản lý CVĐCTC cùng chính quyền địa phương đã phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân duy trì sinh kế bằng cách phát triển du lịch, bảo tồn di sản, bảo đảm an toàn giao thông và các mặt giá trị khác. Hiện tại, có một số mô hình đã thành công trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế như: Hợp tác xã Dệt lanh ở xã Cán Tỷ (Quản Bạ), Hợp tác xã rượu ngô Thanh Vân… Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay người dân đang sống ở trên vùng di sản, tài nguyên về du lịch rất phong phú nhưng lại chưa biết cách khai thác sao cho hiệu quả. Nếu các ngành chức năng hướng dẫn người dân phát triển được kinh tế thông qua việc bảo tồn thì bà con sẽ tự ý thức về vấn đề bảo tồn.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục cộng đồng còn được thực hiện thông qua Chương trình đối tác của CVĐCTC. Những đơn vị kinh doanh lữ hành, nhà hàng, khách sạn… trở thành đối tác của chương trình sẽ được hướng dẫn làm theo các tiêu chuẩn về phát triển du lịch do các chuyên gia xây dựng. Được Ban Quản lý CVĐCTC giới thiệu, quảng bá hình ảnh tại các hội chợ, hội nghị, trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút khách hàng. Từ đó, nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở kinh doanh về việc phát triển du lịch bền vững và làm tiêu chuẩn cho các cơ sở khác học hỏi làm theo.

Đồng thời, tỉnh đang thực hiện việc nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua chương trình giáo dục cho học sinh phổ thông ở vùng CVĐCTC với chủ đề “Đưa di sản vào trường học - Đưa học sinh tiếp cận thực tế di sản”. Để các em học sinh, chủ nhân tương lai có nhận thức đầy đủ hơn, từ đó khai thác hiệu quả các giá trị của vùng CVĐCTC.

Bằng nhiều biện pháp tích cực, chúng ta cần có sự chung tay để bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản CVĐCTC CNĐ Đồng Văn một cách bền vững cho các thế hệ mai sau. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.