Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đăk Nông: Đầu tư xây bể bơi rồi bỏ không

PV - 09:38, 15/08/2018

Nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em, UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông quyết định đầu tư 730 triệu đồng xây dựng hồ tập bơi cho trẻ em và học sinh trên địa bàn tại thôn 2, xã Đăk Buk So. Tuy nhiên, công trình hoàn thành lại không sử dụng gây lãng phí, trong khi vẫn còn nhiều trẻ em, học sinh đuối nước do không biết bơi.

Ngày 15/7/2014, công trình bể bơi được khởi công xây dựng trên một quả đồi, phía trước Phòng Văn hóa thông tin huyện Tuy Đức. Đến ngày 15/9/2014 thì hoàn thành, với tổng kinh phí 730 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện và xã hội hóa. Tuy nhiên, công trình xây xong không đưa vào sử dụng ngay. Đến giữa năm 2017, Phòng Văn hóa thông tin huyện mới bố trí kinh phí, mời thầy về dạy bơi được 1 tháng cho khoảng 60 em học sinh tiểu học. Sau đó, hồ bơi lại đóng cửa cho đến nay.

Hồ tập bơi nhếch nhác đầy rác, túi nilon và biển quảng cáo. Hồ tập bơi nhếch nhác đầy rác, túi nilon và biển quảng cáo.

Có mặt tại hồ bơi chúng tôi chứng kiến công trình rộng khoảng 70m2, sâu khoảng 1,5m cạn trơ đáy chỉ thấy rác, bao nilon. Biển hiệu quả cáo, mái che bằng tôn đã cũ và có dấu vết hoen gỉ. Căn phòng thay đồ diện tích khoảng 10m2 cách hồ bơi khoảng 2m phủ rêu mốc đen, lớp sơn loang lổ, bong tróc, hệ thống cửa và vòi tắm bên trong không sử dụng được.

Ông Phan Xuân Thạch, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Tuy Đức cho biết: Công trình hoàn thành từ cuối năm 2014, nhưng từ khi làm xong không thấy bàn giao, cũng không bố trí kinh phí thuê người dạy bơi để duy trì hoạt động. Năm 2017, thấy bể bơi bỏ không, Phòng Văn hóa thông tin bố trí một ít kinh phí chi thường xuyên tổ chức mở 3 lớp dạy bơi cho 60 học sinh tiểu học. Khóa học diễn ra chóng vánh trong vòng 1 tháng, bể bơi tiếp tục bỏ hoang đến nay, gây lãng phí ngân sách nhà nước và bức xúc cho cho người dân địa phương.

Nhà thay đồ rêu mốc, bong tróc sơn loang lổ. Nhà thay đồ rêu mốc, bong tróc sơn loang lổ.

Theo ông Thạch, tổng thể công trình hồ bơi này xây dựng rất bất hợp lý. Có bể bơi mà không có nguồn nước bơm vào bể, để có nước phải bơm từ nguồn giếng nước sinh hoạt liên tục 3 ngày mới đầy hồ bơi. Trong khi đó lại không có hệ thống xả nổi, mỗi lần xả nước trong hồ ra phải vác cuốc đào mương để thoát nước.

Bà Nguyễn Thị Nhàn, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tuy Đức cho biết: Phòng làm chủ đầu tư công trình trên, tổng mức đầu tư hơn 700 triệu từ nguồn ngân sách huyện và xã hội hóa. Do không bố trí được kinh phí nên cũng có thời gian công trình ngưng hoạt động. Phòng đã tham mưu cho UBND huyện có biện pháp để đưa bể bơi vào hoạt động.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Long, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết, nguồn nước giếng bơm vào hồ vẫn bình thường. Tuy nhiên, một năm chỉ có khoảng 1 tháng kiệt nước nên mất hơn 1 ngày bơm mới đủ nước. Trước đó, công trình vẫn đang sử dụng và có hiệu quả. Sau này, do chưa bố trí được kinh phí nên chưa cho sử dụng lại. Sắp tới UBND huyện sẽ bố trí kinh phí, đồng thời giao cho Huyện Đoàn phối hợp với Phòng giáo dục huyện, quản lý khai thác sử dụng.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Nông: Trong 3 năm 2015 - 2017, mỗi năm, Đăk Nông có khoảng 30 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong 5 tháng đầu năm 2018, trung bình mỗi tháng tỉnh Đăk Nông xảy ra 1 vụ tai nạn đuối nước làm 12 người trong độ tuổi 5-15 tử vong. Trong đó, vụ đuối nước xảy ra vào trưa 9/5, tại xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức khiến 4 học sinh tử vong và 2 em khác bị thương.

HỒ NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!