Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Trung tâm bảo tồn Voi suy giảm gần 400 ha rừng, chủ yếu do người dân lấn chiếm

Lê Hường - 07:01, 02/04/2024

Chiều 1/4, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo định kỳ tháng 3/2024 để thông tin, phản hồi một số nội dung mà báo chí quan tâm. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí thông tin vấn đề suy giảm gần 400 ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng (Trung tâm Bảo tồn Voi).

Một góc rừng thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Voi
Một góc rừng thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Voi

Tại Họp báo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí cho biết: Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường, ngày 19/3/2024 Chi cục Kiểm lâm có Công văn số 227/CCKL-QLBVR về diện tích rừng bị suy giảm tại Trung tâm Bảo tồn Voi.

Cụ thể, năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn đã xác minh, cập nhật diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm tại Trung tâm Bảo tồn Voi vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng là 397,11 ha, trong đó, 4,64 ha được xác định nguyên nhân do phá rừng. Diện tích còn lại 392,47 ha, chủ yếu là người dân lấn chiếm trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp, trong đó có một số diện tích người dân đã canh tác từ lâu, không xác định được thời gian lấn chiếm. Diện tích bị suy giảm nói trên hầu hết là rừng nghèo, nghèo kiệt có trữ lượng thấp và suy giảm trong nhiều năm.

Nguyên nhân chính được xác định chủ yếu do đồng bào DTTS phía Bắc di cư tự phát vào dựng nhà, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép. Đặc biệt, phần lớn diện tích rừng của Trung tâm Bảo tồn Voi nằm gần các khu dân cư, đặc biệt là các khu dân cư tự phát, ngoài quy hoạch còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, sống phụ thuộc vào rừng. Người dân thường vào rừng khai thác gỗ, phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất. Điển hình như: Tại các tiểu khu 453, 440 và 436 có 109 căn nhà, chòi với 529 khẩu sinh sống và sản xuất nông nghiệp trái phép.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí thông tin tại họp báo
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí thông tin tại họp báo

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí chia sẻ: Việc để diện tích rừng tự nhiên bị biến động lớn, trong thời gian dài nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng là Trung tâm Bảo tồn Voi và chính quyền địa phương.

Trong thời gian tới, Sở tổ chức làm việc với UBND huyện Buôn Đôn liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Đồng thời bàn phương hướng, giải pháp tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm và bảo đảm chấp hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. 

Bên cạnh đó, yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Voi phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ, xử lý theo quy định đối với diện tích rừng bị biến động; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để rừng bị suy giảm; tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp để xử lý nghiêm theo quy định…

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.