Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đắk Lắk: Lễ hội cơm mới ở Buôn Thái

Lê Hường - 14:54, 12/10/2022

Ngày 11/10, UBND xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022. Lễ hội cơm mới hay còn gọi Lễ hội lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái, nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, trời đất đã giúp cho buôn làng có một mùa bội thu.

Các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương tham dự Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022
Các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương tham dự Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022

Dù xa quê lập nghiệp, nhưng gần 30 năm qua, đồng bào Thái ở xã Ea Kuêh vẫn luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc. Lễ hội được đồng bào tổ chức vào trung tuần tháng 9 Âm lịch hằng năm. Cứ như vậy, khi nương lúa bắt đầu ngả màu vàng, cũng là lúc đồng bào cắt lúa làm cốm, đơm xôi và cùng nhau tụ hội cúng lúa mới.

Đây không chỉ là lễ hội lớn của đồng bài Thái nơi đây, mà còn là điểm nhấn về văn hóa, góp phần thắt chặt mỗi quan hệ đoàn kết giữa cộng đồng người Thái với các dân tộc khác trên địa bàn. Đây cũng là dịp để mọi người được sum vầy bên nhau, sau những ngày lao động vất vả.

Tại phần lễ, nhiều lễ vật được chuẩn bị rất chu đáo và không thể thiếu những bông lúa nặng trĩu hạt
Tại phần lễ, nhiều lễ vật được chuẩn bị rất chu đáo và không thể thiếu những bông lúa nặng trĩu hạt

Lễ hội mừng cơm mới gồm phần hội và phần lễ. Tại phần lễ, có nhiều lễ vật được chuẩn bị rất chu đáo như: Đầu heo, cơm lam, 5 ché rượu cần, thịt xông khói, cá chẻ xông khói, heo quay, vải, quần áo... Đặc biệt không thể thiếu những bông lúa nặng trĩu hạt... để phục vụ cho lễ cúng. Đáng nói, tất cả những lễ vật này đều do người lớn tuổi, có uy tín trong buôn chuẩn bị. Theo đó, thầy cúng tiến hành nghi thức lễ cúng mừng lúa mới, trình lễ vật dâng lên trời đất, tổ tiên, các dòng họ có con cháu vào làm ăn sinh sống tại đây. Còn tại phần hội, có nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm nét văn hóa dân tộc Thái như: Tấu cồng chiêng mừng lễ hội, khươ chày (dụng cụ giã gạo của người Thái), ném còn, bóng chuyền, hay đó là những điệu múa dân gian độc đáo múa xòe, múa sạp...

Màn múa chào khách trong Lễ hội
Màn múa chào khách trong Lễ hội

Theo ông Vọng Văn Đồng - Bí thư Chi bộ buôn Thái, trong suốt 27 năm qua, cán bộ và Nhân dân của buôn đã phát huy truyền thống tốt đẹp của người dân tộc Thái trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, mọi người một lòng xây dựng khu dân cư có đời sống văn hóa lành mạnh. Nhờ vậy, tình hình phát triển kinh tế của buôn liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong buôn luôn được giữ vững và ổn định.

Đặc biệt, ông Đồng cho hay, các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc truyền thống luôn được bảo tồn và phát huy. Theo đó, đã gần 30 năm qua, người dân luôn bảo nhau gìn giữ các phong tục, lễ hội truyền thống của dân tộc mình, trong đó phải kể đến Lễ hội mừng cơm mới.

Lễ hội là dịp để nam thanh, nữ tú, người già, người trẻ được sống trong không khí đoàn kết, giao lưu, văn hóa...
Lễ hội là dịp để nam thanh, nữ tú, người già, người trẻ được sống trong không khí đoàn kết, giao lưu, văn hóa...

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Ea Kuêh cho hay, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. “Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái đã có từ lâu đời. Đây là lễ hội tiêu biểu, được gìn giữ từ đời này qua đời khác và trở thành nét đẹp truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.