Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lăk: Để Không gian văn hóa cồng chiêng trở thành sản phẩm du lịch độc đáo

Lam Anh - 10:27, 15/05/2022

Tối 14/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng với chủ đề "Vang mãi đại ngàn".

Tiết mục hòa tấu Hòa tấu nhạc cụ dân tộc
Tiết mục hòa tấu Hòa tấu nhạc cụ dân tộc

Đây là chương trình đầu tiên được tổ chức sau thời gian tạm ngừng bởi dịch bệnh Covid-19, với nhiều tiết mục đặc sắc như: Hòa tấu dàn chiêng Knăh với bài chiêng truyền thống Iêô Wit H’gum (gọi về sum họp), múa vỗ tay chào đón các vị khách quý trên nền nhạc Chi ri ria, hòa tấu chiêng Jhô để đón khách, hòa tấu chiêng Jhô với bài Mừng mùa, hòa tấu nhạc cụ dân tộc Vang mãi giữa đại ngàn, tốp ca và tốp nhạc cụ bài Đêm xoang Ban Mê…

Chương trình văn hóa cồng chiêng với chủ đề "Vang mãi đại ngàn" giúp người dân hiểu hơn về nhạc cụ dân gian Tây Nguyên, những điệu múa dân gian truyền thống, ca khúc ca ngợi giá trị lao động sản xuất và tình yêu quê hương của Nhân dân 49 dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tất cả đã tạo nên giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng riêng, độc đáo, đặc sắc, đầy sức hút.

Chương trình là hoạt động quan trọng, giới thiệu đến công chúng, du khách giá trị độc đáo của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk

Người dân, du khách hòa cùng nhịp xoang, lời ca tiếng hát của các nghệ sĩ tại chương trình (ảnh: Đức Văn).
Người dân, du khách hòa cùng nhịp xoang, lời ca tiếng hát của các nghệ sĩ tại chương trình (ảnh: Đức Văn).

Điểm mới của chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng lần này là có những tác phẩm mới, khai thác chất liệu âm nhạc dân gian của đồng bào DTTS tại chỗ. Ngoài nghệ sĩ, còn có các nghệ nhân ở huyện Krông Ana lên biểu diễn trực tiếp. Ban Tổ chức cũng thay đổi hình thức tổ chức và sân khấu để thu hút du khách.

Chương trình sẽ tiếp tục diễn ra định kỳ vào 20 giờ tối thứ Bảy của tuần thứ 2 và tuần cuối mỗi tháng; mở cửa tự do cho khán giả tham dự. Qua đó, chương trình hướng tới trở thành sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, góp phần bảo tồn và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân trong tỉnh và khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.