Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Lê Hường - 20:49, 29/08/2023

Chiều 29/8, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” kết hợp ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động “Thông tin huyện Cư M’gar”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại lễ công bố
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại Lễ công bố

Theo báo cáo, huyện Cư M’gar hiện có hơn 4.500 ha sầu riêng, trong đó 1.000 ha được quy hoạch vào vùng trồng tập trung tại xã Ea Tar và các xã lân cận. Vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, huyện có hơn 1.000 ha kinh doanh, sản lượng ước đạt trên 20 ngàn tấn. Dự báo trong thời gian tới, diện tích và sản lượng sầu riêng của huyện sẽ dẫn đầu toàn tỉnh.

Để bảo đảm quyền lợi và tăng hiệu quả, giá trị cho người sản xuất, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn huyện, UBND huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Cư M’gar” và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Cư M’Gar" số 456481 theo Quyết định số 5327, ngày 10/7/2023, có hiệu lực 10 năm tính từ ngày cấp.

Chủ Giấy chứng nhận là UBND huyện Cư M’gar. Màu sắc nhãn hiệu: Trắng, xanh lá cây đậm, xanh lá cây nhạt, vàng đậm, vàng nhạt, xanh dương. Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Nhóm 29 (sầu riêng đã qua chế biến); nhóm 31 (trái sầu riêng tươi) và nhóm 35 (mua bán, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa gồm: Trái sầu riêng tươi, cơm sầu riêng chưa qua chế biến, sầu riêng đã qua chế biến, cơm sầu riêng đã qua chế biến...).

Trao chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cho UBND huyện Cư M’gar
Trao chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cho UBND huyện Cư M’gar

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar Vũ Hồng Nhật cho biết, nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cư M’gar” sẽ là cơ sở giúp cho người trồng sầu riêng yên tâm lao động sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm được khách hàng tin tưởng sử dụng. Tạo thêm uy tín đối với sản phẩm sầu riêng Cư M’gar mang lại nguồn lợi có giá trị về kinh tế đối với người trồng sầu riêng.

Chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cũng sẽ là cơ sở để huyện quảng bá về hình ảnh, quê hương và con người huyện Cư M’gar đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch trên địa bàn huyện. tạo cơ hội liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển ngành hàng sầu riêng của tỉnh đến năm 2030”. Đồng thời, tạo cơ hội liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển ngành hàng sầu riêng của tỉnh đến năm 2030”.

Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar bày tỏ mong muốn Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cũng tại buổi lễ, UBND huyện Cư M’gar ra mắt ứng dụng: “Thông tin huyện Cư M’gar” trên điện thoại di động thông minh. Đây là kênh tương tác, cung cấp, trao đổi thông tin về huyện Cư M’gar cho người dân, du khách và doanh nghiệp. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tích cực vào phát triển xã hội số để thay đổi phương thức làm việc của người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ.

Người dân Cư M’gar thu hoạch sầu riêng
Người dân Cư M’gar thu hoạch sầu riêng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Những năm gần đây, diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Cư M’gar đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, Đắk Lắk trở thành tỉnh có diện tích sầu riêng đứng thứ 2 cả nước, mang lại giá trị kinh tế cao. Người trồng sầu riêng đang rất phấn khởi, yên tâm sản xuất, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây sầu riêng. Tuy nhiên, xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” mới chỉ là bước khởi đầu.

Để thương “Sầu riêng Cư M’gar” khẳng định trở thành thương hiệu nổi tiếng cả thị trường trong nước và quốc tế, góp phần mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã và các cơ quan có liên quan tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để các doanh nghiệp và người dân biết, từ đó tiếp tục tham gia tích cực vào công tác xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”. 

Quan tâm xây dựng các quy định, quy chế quản lý nhãn hiệu, phát huy tối đa nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; định hướng phát triển chuyên canh vùng sầu riêng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng. Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây sầu riêng; quan tâm công tác giáo dục, tuyên truyền để người nông dân liên kết tham gia sản xuất sầu riêng một cách bền vững…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.