Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Ngọc Chí - 22:13, 16/04/2024

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.

Cơ sở cung ứng và chính quyền xã cấp bò không đủ trọng lượng theo Dự án được phê duyệt khiến người dân xã Ngọk Wang bức xúc
Cơ sở cung ứng và chính quyền xã cấp bò không đủ trọng lượng theo Dự án được phê duyệt khiến người dân xã Ngọk Wang bức xúc

Trong kết luận, Thanh tra huyện Đăk Hà đã chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang khi triển khai thực hiện Tiểu Dự án 2 – Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, như: Cấp phát bò khi chưa có văn bản xác nhận nhóm hộ; áp dụng trọng lượng bò chưa sát với chỉ tiêu khối lượng phối giống lần đầu; chủ đầu tư không chỉ đạo đơn vị cung ứng (Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát) kiểm tra, xác định lại trọng lượng của bò mẫu và các con còn lại mà chỉ đối chiếu bằng mắt thường, dẫn đến có 29/62 con bò (1,2-1,4 tạ) không đủ trọng lượng bảo đảm theo định mức kỹ thuật của Dự án đã được phê duyệt.

Thanh tra huyện cũng kiến nghị UBND huyện Đăk Hà xem xét, xử lý trách nhiệm của 6 cán bộ xã Ngọk Wang và 2 cán bộ thuộc Tổ thẩm định UBND huyện Đăk Hà vì để xảy ra vi phạm trong quá trình cấp bò cho các hộ nghèo.

Tuy nhiên, hiện nay dư luận đặt ra vấn đề là tại sao Thanh tra huyện không làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát (có địa chỉ tại thôn 1, xã Hòa Bình, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Bởi đơn vị này cung ứng bò cho người dân xã Ngọk Wang không đúng trọng lượng theo Dự án được phê duyệt, dẫn đến sự phản ứng của người dân được hỗ trợ bò và phải tiến hành cấp đổi lại bò.

Theo mục số 2, phần B trong Kết luận Thanh tra thì: Đối với nội dung về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và công tác thẩm định giá bò cái sinh sản có phạm vi rộng, có nhiều nội dung cần phải tập trung thanh tra, kiểm tra liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, đối tượng thanh tra, trong khi thời gian và nhân lực có hạn. Do đó, Đoàn không tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và công tác thẩm định giá bò cái sinh sản. Các nội dung này, đơn vị được thanh tra tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ, tài liệu, nội dung, số liệu liên quan.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, dư luận mong rằng các cơ quan chức năng ngoài việc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân có liên quan đến việc cấp bò tại xã Ngọk Wang theo Kết luận thanh tra thì cũng cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát. Bởi theo quy định trong Hợp đồng kinh tế giữa UBND xã với Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát sẽ có những điều khoản ràng buộc khi triển khai cung ứng bò theo Dự án được phê duyệt. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.