Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đặc sắc với "Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang" tại Hà Nội

T.Hợp - 21:40, 25/04/2021

Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021), từ ngày 29/4 đến ngày 3/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động Chào mừng với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Điểm nhấn của chương trình là chợ phiên vùng cao "Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang".

Độc đáo chợ phiên Hoàng Su Phì. Ảnh minh họa
Độc đáo chợ phiên Hoàng Su Phì. Ảnh minh họa

Chương trình văn hóa “Chợ vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang” tái hiện không gian chợ vùng cao, với những nét văn hóa độc đáo và hấp dẫn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Đến với chợ vùng cao, du khách được đắm chìm trong những sắc màu thổ cẩm; hòa cùng lễ hội “Bàn Vương” của dân tộc Dao, lễ hội “Mở kho xin giống” của đồng bào dân tộc La Chí, tìm hiểu về tục “Kéo vợ” của đồng bào dân tộc Mông…

Chợ gồm 33 gian hàng, có sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian và không gian giới thiệu ẩm thực, sản vật của đồng bào dân tộc Dao, Mông, La Chí, Thái...

Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của UBND huyện Hoàng Su Phì với các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông (thắng cố dê, rượu ngô, mèn mén; của dân tộc Thái: xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng); sản phẩm nông - lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, ẩm thực đặc trưng của huyện Hoàng Su Phì.

Để tạo ra không gian chân thực, chợ phiên vùng cao có sự tham gia của hơn 100 đồng bào thuộc 14 dân tộc thiểu số, trong đó có sự tham gia của 10 nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông (huyện Hoàng Su Phì) với hoạt động múa khèn bên chảo thắng cố và tái hiện cảnh kéo vợ giữa chợ.

Ngoài ra còn có các hoạt động hoạt động, các chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.