Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Cuộc sống mới dưới chân Chóp Chài

Hà Văn Đạo - 09:57, 28/02/2020

Với độ cao gần 400m so với mực nước biển, núi Chóp Chài, TP. Tuy Hòa (Phú Yên) như một biểu tượng của người dân nơi đây. Những căn cứ địa cách mạng xưa giờ đã thành những cánh đồng trù phú, màu xanh mướt trải dài. Cuộc sống mới của đồng bào nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Những làng hoa quanh chân núi Chóp Chài
Những làng hoa quanh chân núi Chóp Chài

Khát vọng yên bình

Trải quanh ngọn núi Chóp Chài là hai xã Bình Kiến, Hòa Kiến và phường 9 (TP. Tuy Hòa). Các thôn, làng đã gắn chặt với lịch sử hào hùng của vùng đất này, nhất là các thôn: Liên Trì, Phú Vang, Thanh Minh Ngọc, Phước Hậu, Ninh Tịnh (xã Bình Kiến). 

Đã nửa thế kỷ đi qua, cứ chiều tà, Cựu chiến binh Lê Văn Tâm ở xã Bình Kiến lại chậm rãi đi bộ quanh chân Chóp Chài. Ông Tâm bộc bạch: Lớp trẻ bây giờ biết đến núi Chóp Chài vì quanh chân núi có khung cảnh hữu tình, xanh, đẹp, nhiều món ăn ngon. Nhưng ít người hiểu rõ một thời, đất cũng như người nơi đây phải chịu đựng chồng chất đau thương, mất mát. 

Ông Tâm luôn tự hào, trong thời chiến, ở Bình Kiến, nhiều người sức khỏe yếu, không trực tiếp tham gia cách mạng được nhưng âm thầm ngày đêm chuẩn bị thuốc men, nhu yếu phẩm phụ giúp cho bộ đội. Có những mùa Xuân thời chiến chia sẻ nhau từng nắm cơm, nắm lạc rang, gói lương khô nhưng vẫn ấm áp lạ thường. 

Cũng bởi lòng hy sinh, khát khao cống hiến cho cách mạng nên những người dân quanh núi Chóp Chài vẫn tạc ghi vào ký ức của mình hình ảnh những bà mẹ tần tảo, thủy chung, cam chịu, chắt chiu của mẹ Nguyễn Thị Mẽo. Chỉ có hai người con trai, nhưng mẹ Mẽo vẫn quyết chí cho các con đi theo cách mạng. Ở nhà, không quản ngày đêm, mẹ Mẽo đào hầm che giấu bộ đội. 

Hình ảnh của mẹ Trần Thị Mực (thôn Liên Trì cũ) cũng như một biểu tượng cảm động về người phụ nữ kiên trung. Mẹ Mực đã động viên 4 người con tham gia cách mạng, còn bản thân mẹ ở nhà ngày cũng như đêm đào đất, khoét đá làm hai chiếc hầm bí mật cho bộ đội. 

Không chỉ mẹ Mực, mẹ Mẽo mà nhiều ông bố, bà mẹ khác cũng một lòng cống hiến vì cách mạng, như: Bà Nguyễn Thị Điểm, ông Nguyễn Lên, Nguyễn Thiện, Nguyễn Đình Quý… cũng dốc hết sức lực tiếp tế cho bộ đội, đào hầm che giấu các cán bộ cách mạng bằng tinh thần sẵn sàng hy sinh chứ kiên quyết không để cho giặc càn quét quê hương, đất nước.
Ngành Nông nghiệp Phú Yên đang có bước phát triển đáng kể
Ngành Nông nghiệp Phú Yên đang có bước phát triển đáng kể

Vươn lên cùng đất nước

Trong hòa bình, ấm no hiện tại, ông Lê Văn Hưng thôn Liên Trì II chia sẻ: Các thế hệ trước đã hy sinh nhiều rồi, giờ mình phải kiến tạo. Nhà nhà kiến tạo, làm ăn. Nhà giàu thì giúp đỡ nhà nghèo cùng vươn lên. 

Những cứ địa cách mạng xưa như Phước Hậu, Thanh Đức, Đồng Màng… giờ đã thành những cánh đồng trù phú. Nông dân Lê Quốc Tính ở xã Hòa Kiến tâm sự: Giờ làm nông nghiệp cũng phải cập nhật kiến thức mới. Tôi học kỹ sư rồi về làm ruộng, năng suất cao lắm!. Hướng dẫn bà con cùng làm luôn. Thấy tất cả cùng no ấm là trong lòng hạnh phúc rồi. 

Thanh niên tiêu biểu Nguyễn Quốc Bình cũng chia sẻ: Mình là thanh niên cũng phải từ bỏ các thú vui vô bổ, tăng cường nghiên cứu cách làm giàu cho quê hương. Giờ, rất nhiều người thích đến thăm quan Chóp Chài. 

Với độ cao gần 400m so với mực nước biển, núi Chóp Chài như một biểu tượng của người dân nơi đây. Ở tương lai gần, cộng đồng quanh chân núi nếu bắt tay cùng tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, phát triển các làng nghề kết hợp nghỉ dưỡng ngay tại từng khu phố, xóm thôn thì cuộc sống sẽ giàu đẹp thêm.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.