Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Công nhận 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PV - 14:47, 04/10/2018

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt 24.

di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Độc Cước (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Ảnh: samson.thanhhoa.gov.vn)

Theo đó, trong đợt này, có sáu di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những di sản này thuộc địa bàn các tỉnh/ thành phố: Hà Giang, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang.

Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận bao gồm:

1/ Lễ cúng rừng của người Phù Lá (xã Nàn Sỉn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang)

2/ Lễ hội Nàng Hai (Cầu Trăng) của người Tày Ngạn (xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang)

3/ Lễ hội Đền Thanh Liệt (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An)

4/ Lễ hội Làng Thượng Liệt (xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình)

5/ Lễ hội Đền Độc Cước (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)

6/ Lễ hội Đình Thọ Vực (xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

Như vậy, theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tính đến thời điểm này hiện cả nước đã có 263 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

THEO BÁO ĐẢNG CỘNG SẢN

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.