Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu

Như Ý - 14:27, 26/10/2021

Keo dậu hay còn gọi là bồ kết dại, keo giậu, bình linh, táo nhơn, keo giun, bò chét.…có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát. Hạt của loại cây này thường được sử dụng để trị chứng nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường và yếu sinh lý. Tuy nhiên cây có chứa độc tố không nên dùng liều cao hoặc sử dụng dài ngày. Sau đây là một số công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu mời bà con tham khảo.

Công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu

Công dụng cây keo dậu trong đời sống

Keo dậu đã được nghiên cứu để ứng dụng trong đời sống con người. Các thành phần của loại cây này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao và một số chất khác có tác dụng chữa bệnh.

Hạt keo dậu chứa: chất đường, chất leuxenola (leuxenin hay mimosin), 4.45% tro, protit 21%, chất nhầy (mannan, galactan và xylan) 12 – 14% và chất béo 5.5%.

Lá keo dậu chứa: Protein, xơ, caroten, tanin, quercitrin, leuxenola

Chồi non và lá non chứa một lượng độc tố mimosine (leuxenola). Vì vậy nên khi sử dụng keo dậu cần giảm lượng chất độc hoặc sử dụng theo khẩu phần phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhựa của vỏ cây keo dậu có thể dùng làm gel kết dính và được ứng dụng trong chế tạo vỏ của các viên thuốc, vì có khả năng phân rã nhanh.

Liều dùng thông thường

Đối với người lớn: dùng 25–30g/ngày.

Đổi với trẻ em:

Dưới 3 tuổi: dùng 2g/ngày.

Từ 3–5 ngày: dùng 5g/ngày.

Từ 6–10 tuổi: dùng 7g/ngày.

Từ 11–15 tuổi: dùng 10g/ngày.

Lớn hơn 16 tuổi dùng liều như người lớn.

Thường uống 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm, lúc đói.

Cách khử độc tố khi sử dụng cây keo dậu

Trong toàn bộ cây keo dậu có độc tố là mimosine, bị phân hủy bởi nhiệt và hòa tan trong nước. Vậy nên chúng ta có thể làm giảm độc tố của keo dậu bằng cách chế biến phù hợp và sử dụng hợp lý.

Khi muốn ăn đọt non của cây keo dậu thì bạn nên luộc trong nước nóng 70 độ khoảng 15 phút rồi vớt rau ra bỏ nước. Điều này giúp loại bỏ khoảng 90% độc tố trước khi ăn.

Có thể dùng nồi bằng sắt để nấu đọt keo dậu, vì nó sẽ giúp tạo phản phức hợp giữa kim loại và chất mimosine từ đó sẽ giúp làm giảm nồng độ chất độc có trong thực phẩm này.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây keo dậu

Trị giun:

Hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10-15g (trẻ em) hoặc 25-50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liền trong 3-5 buổi sáng. Không cần dùng thuốc tẩy. Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao.

Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường:

Hạt keo dậu già 50g. Rang với lửa nhẹ cho khô rồi nấu lấy nước uống, ngày dùng 2 lần. Duy trì sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng từ 2 – 3 ngày rồi sử dụng lại.

Trị chứng vàng da và thiếu máu:

Củ mài (hoài sơn), sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng) mỗi vị 12g, ô tặc cốt (mai mực), hạt keo dậu, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu) mỗi vị 6g. Đem các vị trên rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Lưu ý:

Ăn quá nhiều hạt keo dậu có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, chảy nước bọt, giảm khả năng sinh sản và đục thủy tinh thể./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.