Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vườn thuốc quanh ta

Cây bồ đề với tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Như Ý - 11:35, 11/10/2021

Cây bồ đề hay còn gọi cánh kiến trắng, an tức bắc, săng trắng, bồ đề trắng, hu món (Tày)…...có tính bình, vị cay, đắng và không chứa độc. Trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại thường sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ cây bồ đề làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu có tác dụng chính như sát trùng, giảm đau và chữa các bệnh đau nhức xương khớp. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây bồ đề làm thuốc mời bà con tham khảo.

Bồ đề là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y.
Bồ đề là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y.

Trị ho: Sử dụng 0,5g nhựa cây bồ đề mài với mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 – 4 lần, giú giảm ho và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy ở vòm họng.

 Trị chứng lãnh khí, hàn thấp hoặc hoắc loạn thế âm: Sử dụng 4 gram nhựa cây bồ đề sắc chung với 8 gram nhân sâm và 8g phụ tử. Mỗi ngày 1 thang, uống cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Giảm đau nhức răng: Hái một nắm lá cây bồ đề đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Dùng nước này ngâm hoặc súc miệng giúp giảm đau nhức.

Tẩy trùng vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm: Dùng chồi non của cây bồ đề, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lấy và thoa đều lên miệng vết thương.

Chữa tức ngực, đau bụng do đầy hơi: Trầm hương và đinh hương, mỗi vị cân lấy 6g, cánh kiến trắng, đại hồi, hoắc hương, hương phụ, sa nhân, mộc hương và cam thảo, mỗi vị 9g. Cho tất cả các dược liệu trên đem tán nhuyễn thành bột mịn, thêm một lượng mật ong vừa đủ. Mỗi lần lấy 3 – 4g uống chung với nước sắc lá tía tô.

Chữa đau nhức xương khớp: 80g nhựa cây bồ đề đun nóng đến khi chuyển sang thể lỏng rồi đem trộn với 160g thịt heo nạc đã được thái miếng mỏng. Sau đó cho thịt vào ống tre, đặt lên bếp lửa lớn. Đặt miệng ống hướng về phía khớp xương đau để hơi nóng bốc lên giúp xoa dịu khớp.

Trị chứng lãnh khí, hàn thấp hoặc hoắc loạn thế âm: Lấy 4g nhựa cây bồ đề + nhân sâm và phụ tử mỗi vị 8g. Mỗi ngày 1 thang, uống cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Chữa cấm khẩu, huyết vận hoặc huyết trướng ở phụ nữ sau sinh: 4g nhựa cây Bồ đề + 20 g thủy phi. Đi tán thành bột mịn rồi trộn đều. Sắc một chút nước gừng, pha 4g bột trên vào rồi uống.

Chữa bệnh viêm phế quản mạn tính: 5g nhựa cây Bồ đề đem tán thành bột mịn. Sau đó hòa với ít rượu, khuấy đều cho tan rồi trộn thêm 100ml siro và lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 10 – 20g.

Chữa chứng tim bỗng nhiên đập nhanh, đau hoặc hồi hộp: Nhựa cây Bồ đề đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày hòa tan 2g với nước sôi và uống.

Giúp làm lành vết thương, chữa viêm chân quanh răng và nẻ vú: Cho 20g nhựa cây bồ đề khô vào bình thủy tinh và đổ 100g cồn 80 độ, đảm bảo dược liệu đã ngập trong cồn. Đậy kín ngâm từ 10 – 15 ngày là có thể sử dụng. Sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương, sử dụng bông gòn thấm hỗn hợp và thoa đều.

Cách dùng: Mỗi ngày thoa 3 lần, đảm bảo sử dụng liên tục và thường xuyên giúp làm lành vết loét và cải thiện tình trạng viêm trên da. Đối với bệnh viêm quanh chân răng, chỉ cần ngậm nước thuốc trong miệng từ 5 – 7 phút mỗi ngày, giúp giảm đau và sưng viêm.

Tẩy trùng vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm: Hái lấy chồi non của cây bồ đề, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lấy và thoa đều lên miệng vết thương.

Điều trị đau bụng, trúng phong, thổ tả và hôn mê: Lấy khoảng 2 – 3g nhựa cây Bồ đề, cho vào sắc để nhỏ lửa cho đến khi tan chảy hoàn toàn. Chia đều làm 2 và uống trong ngày.

Lưu ý:

Người mắc bệnh âm hư hoảng vượng, có khí hư, người ăn ít hoặc chán ăn, người bị dị ứng với hoạt chất có trong nhựa cây bồ đề, người không có bệnh...không được dùng dược liệu này./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.