Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công dụng chữa bệnh của cây bầu đất

Như Ý - 09:58, 15/07/2021

Bầu đất còn có tên khác là kim thất, rau lúi, thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất…có vị đắng thơm, tính mát. Bầu đất không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc chữa bệnh. Vậy cây bầu đất có tác dụng gì trong chữa bệnh, mời bà con tham khảo những bài thuốc sau đây.

Bầu đất không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc chữa bệnh
Bầu đất không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc chữa bệnh

Chữa đau mắt: Lá bầu đất rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nhỏ đắp lên mắt đau.

Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới: Bầu đất sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10 – 15g. Ngày uống 2 lần.

Chữa bầm tím phần mềm do chấn thương: Bầu đất tươi, thêm vài hạt tiêu, giã nát đắp vào vùng bầm tím. Đắp mỗi ngày 1 lần, lượng thuốc tùy vùng cần đắp.

Chữa trẻ em tiểu dầm: Bầu đất nấu canh ăn hằng ngày, lượng vừa đủ dùng, nên ăn vào buổi trưa

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Nhai nuốt mỗi lần 7 – 9 lá Rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.

Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: Nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

Trị viêm phế quản mạn: Nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày. Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.

Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

Trị đái dắt, đái buốt: Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 – 15 ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.

Trị khí hư, bạch đới: Rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày.

Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ tốt.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng 30g cây khô (hoặc 100g cây tươi), 01 bình giữ nhiệt, 1 lít nước sôi. Đem thuốc rửa sạch, hãm với 800ml nước sôi, để giữ nhiệt trong thời gian 20 phút cho ngấm, sau đó chắt nước uống hàng ngày.

Hoặc lấy 20g bầu đất khô, kết hợp với cây xạ đen 20g, nấm lim xanh 20g, nước sạch 1,2 lít. Đem rửa sạch, đun với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa lấy khoảng 600ml nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.

An thần, điều trị mất ngủ, bổ máu, hạ cholesterol: Lá tươi 1 nắm lớn. Luộc hoặc nấu canh như một loại rau xanh ăn hàng ngày.

Lưu ý:

Không nhầm lẫn cây bầu đất với cây mật gấu cho lá (Bởi nhiều nơi còn gọi cây bầu đất là cây mật gấu). Đặc điểm dễ dàng xác định sự khác nhau giữa hai cây đó là, cây mật gấu cho lá là loại cây thảo lớn, có thể cao tới 3 mét, lá lớn hơn nhiều so với lá cây bầu đất.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.