Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót

Như Ý - 10:08, 07/06/2021

Nhót có tên khác là hồ đồi tử, cây lót (Trung Bộ), co lót (dân tộc Thái)... có vị chua, chát, tính bình. Nhót là một loại cây chứa nhiều dinh dưỡng, có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thành bài thuốc. Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc hay chữa bệnh hiệu quả từ cây nhót mời bà con tham khảo.

Quả nhót có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thông thường
Quả nhót có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thông thường

Trị ho: 10 quả nhót xanh, trần bì 10g, quất 10 quả, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Trị hảy máu cam: Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.

Chữa hen suyễn: Lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng, tối, hòa với nước cơm nóng để uống. 15 ngày là một đợt, có thể phải uống nhiều đợt.

Trị tiêu chảy, tả lỵ: Lấy 5-7 quả nhót sắc uống, hoặc dùng 40g rễ cây nhót sắc cùng 20g rễ cây mơ, công dụng tương tự.

Khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g sắc uống cùng 5 lá bồng bồng, bài này cũng chữa hen suyễn.

Đau họng, thổ huyết (ói ra máu): Rễ cây nhót 30g sắc uống.

Chữa phong thấp, đau nhức khớp: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót 1

‎‎Khi bị phát cơn suyễn do nhiễm lạnh: Dùng khoảng 30g rễ cây nhót sao đen, 15g đường đỏ, sắc nước uống sau bữa ăn. ‎‎

Khi bị mụn nhọt sau lưng, các vết thương chảy máu: Dùng lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị thương.

‎‎Bị ong đốt, rắn cắn: Dùng lá nhót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm một ít rượu, sau đó lấy phần bã đắp vào chỗ bị thương.

Đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Sắc 30-60 g rễ cây nhót, uống sau bữa ăn. ‎‎

Phong thấp, đau nhức: Dùng 120 g rễ cây nhót, 60 g hoàng tửu, 500 g chân giò, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm. Bệnh nhân ăn thịt và uống nước thuốc. Khi bị vàng da, dùng 15-18 g rễ cây nhót để sắc nước uống.

Sản hậu bị phù thũng (sưng nề, ứ dịch): Dùng 12 g rễ cây nhót và ích mẫu thảo để sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ vào uống. ‎‎Với bệnh eczema (chàm), sắc rễ cây với nước, sau đó rửa chỗ bị bệnh.‎‎

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: Dùng 20-30 g lá nhót tươi hoặc 6-12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400 ml nước. Đến khi còn 100ml thì ngưng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống trước các bữa ăn 1,5 giờ và kéo dài 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai không sử dụng lá và rễ nhót. Trẻ em cũng nên hạn chế ăn nhót. Quả có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều nhót./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.