Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Diệp Chi - 19:43, 20/03/2023

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.

Phụ nữ lớn tuổi ở bản Púng Bon là người nắm giữ những nét độc đáo trong trang phục dân tộc mình…
Phụ nữ lớn tuổi ở bản Púng Bon, là người nắm giữ những nét hoa văn độc đáo để thể hiện trên những bộ trang phục dân tộc mình…

Người Cống không trồng bông dệt vải mà chỉ mua vải nhuộm chàm của dân tộc Thái, Lào về để khâu, may và trang trí các hoa văn mang nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình… Trang phục của phụ nữ dân tộc Cống gồm: Áo, váy, khăn, thắt lưng. Áo nữ thường may bó sát người, ống tay dài, hai bên tà áo được nẹp các dải vải dệt màu đỏ, đen, xanh, trắng... 

Đường nối giữa ống tay áo với vai áo được trang trí bằng cách thêu hình quả núi, hình móc xích... Để khép 2 tà áo lại với nhau, phụ nữ người Cống khâu 1 đồng bạc làm cúc cài vào khuy bằng vải.

Phụ nữ dân tộc Cống bản Púng Bon thêu hoa văn cho trang phục của dân tộc mình.
Phụ nữ dân tộc Cống luôn tự tay thêu hoa văn cho trang phục của dân tộc mình.

Váy của phụ nữ Cống được khâu bằng vải màu nâu hoặc màu đen; thân váy được trang trí các hình kẻ sọc, hình mây, hình người múa cách điệu, hình tháp lớn lồng tháp nhỏ... bằng các đường chỉ màu xanh, vàng, tím, trắng. Hình tháp là biểu tượng của cây rừng đang sinh sôi nảy nở. 

Cạp váy được khâu bằng một khổ vải màu xanh hoặc đen bản rộng. Thắt lưng được khâu hai lớp bằng vải bông nhuộm chàm, dùng để giữ cho váy khỏi tuột và tô thêm vẻ đẹp cho bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Cống…

Chị em sửa sang trang phục.
Chị em sửa sang trang phục.

Hòa mình vào nhịp sống hiện đại, bị tác động bỡi quá trình giao thoa văn hóa, những nét truyền thống về trang phục của dân tộc Cống, đang đứng trước nguy cơ mai một. Chính vì vậy, thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh tới cơ sở đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản trang phục dân tộc Cống trong đời sống hôm nay. 

Phụ nữ dân tộc Cống duyên dáng hơn khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc
Phụ nữ dân tộc Cống duyên dáng trong trang phục truyền thống của dân tộc

Mới đây nhất, Bảo tàng tỉnh Điện Biên phối hợp mở lớp truyền dạy nghề làm trang phục truyền thống cho 20 học viên dân tộc Cống. Trong thời gian học, các học viên được nghệ nhân truyền dạy những kiến thức và thực hành những kỹ năng, kỹ thuật về quy trình làm ra trang phục truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hoàn thành các sản phẩm để bàn giao cho cộng đồng…

Những người lớn tuổi truyền dạy nghề cắt may trang phục truyền thống cho thế hệ sau.
Những lớp truyền dậy nghề để làm ra những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Cống đang được các cấp chính quyền quan tâm ( Trong ảnh: Một buổi truyền dạy nghề cắt may trang phục truyền thống cho lớp trẻ)
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.