Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Hà Giang được hỗ trợ phát triển toàn diện

PV - 20:00, 24/03/2021

Ngày 24/3, UBND tỉnh Hà Giang và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã ký kết khung thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 - 2026.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang và Tổ chức CARE ký kết khung thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 - 2026. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang và Tổ chức CARE ký kết khung thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 - 2026. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN

Việc ký kết khung thỏa thuận hợp tác giữa hai bên nhằm tạo nền tảng để phát triển các dự án cộng đồng, sinh kế nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bình đẳng giới, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, liên kết thị trường và chuỗi giá trị.

Để tiếp tục hỗ trợ Hà Giang lâu dài và có lộ trình thực hiện, Tổ chức CARE cam kết triển khai dự án “Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam”, được triển khai thực hiện tại 6 xã của huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), với tổng kinh phí thực hiện 23 tỷ đồng.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang và UBND huyện Quang Bình sẽ là đơn vị tiếp nhận triển khai dự án. Hợp phần chính gồm: Nâng cao khả năng tìm kiếm thu nhập cho phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số thông qua sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm và vay vốn phục vụ mục đích phát triển kinh tế; nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ, giúp dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, ít có cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, thiếu đất sản xuất, không có vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang và các đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực để triển khai các hoạt động, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhu cầu địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long tặng bức tranh Cột cờ Quốc gia Lũng Cú cho ông Jared Brading, Trưởng ban Tham tán phát triển Đại sứ quán Canada. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long tặng bức tranh Cột cờ Quốc gia Lũng Cú cho ông Jared Brading, Trưởng ban Tham tán phát triển Đại sứ quán Canada. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết Ra đời năm 1945, CARE là một tổ chức nhân đạo hàng đầu chống đói nghèo toàn cầu và cứu trợ khẩn cấp, đã có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam là một tổ chức sáng tạo và năng động đã hợp tác cùng các tổ chức quốc tế và Việt Nam từ năm 1989 với hơn 300 dự án.

Mục tiêu chương trình dài hạn của CARE tại Việt Nam là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng xa xôi và nhóm dân số dễ bị tổn thương về mặt xã hội ở đô thị được hưởng lợi công bằng từ tiến trình phát triển của đất nước, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh biến động và có tiếng nói chính đáng. CARE làm việc với phụ nữ để xây dựng cho họ những kỹ năng giúp họ tự hỗ trợ bản thân và gia đình về mặt tài chính, giảm khả năng họ bị bạo hành và giúp họ tăng sự tự tin để đại diện cho quyền lợi của mình một cách hiệu quả, từ đó có thể tạo ra thay đổi cho bản thân mình.

Trước đó, từ năm 2017 đến năm 2020, Tổ chức CARE tại Việt Nam đã triển khai hai dự án ở Hà Giang gồm dự án: “Tăng cường quan hệ đối tác vì sự phát triển công bằng và toàn diện của cộng đồng các dân tộc thiểu số” và dự án “Bứt phá thúc đẩy tài chính toàn diện phụ nữ dân tộc thiểu số”. Hai dự án có tổng kinh phí 7,7 tỷ đồng.

Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có địa hình phức tạp, giao thông chia cắt, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, trình độ dân trí còn hạn chế, các nguồn kinh phí trợ cấp từ ngân sách Trung ương hàng năm còn hạn hẹp. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh Hà Giang tuy đã phần nào hỗ trợ được bà con dân tộc thiểu số, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Hà Giang đã được Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đến nay gần 170.000 hộ dân đã được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, cây và con giống để phát triển kinh tế. Tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện thuộc chương trình 30a bình quân từ 6-7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 43,6% năm 2015 giảm xuống còn 22,29% năm 2020.

Phát biểu tại lễ ký kết, đánh giá cao kết quả các dự án của Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long mong muốn, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm các dự án liên quan đến các chuỗi giá trị kinh tế mà Hà Giang đang thực hiện để giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập. UBND tỉnh Hà Giang cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong; chỉ đạo các sở, ngành, huyện liên quan phối hợp với Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam triển khai dự án hiệu quả./.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.