Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công bố hơn 500 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023

T.Hợp - 14:59, 09/03/2023

Ngày 9/3, Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao công bố, năm 2023 có 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn (năm 2022 là 524 doanh nghiệp).


Hàng Việt trở thành lựa chọn của người tiêu dùng Việt
Hàng Việt trở thành lựa chọn của người tiêu dùng Việt

Trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 đã được đẩy lùi, cuộc khảo sát năm nay được đẩy mạnh gia tăng phần trực tiếp phỏng vấn bên cạnh khảo sát trực tuyến như thường niên. Kết quả ghi nhận hơn 61.000 lượt bình chọn cho các doanh nghiệp, từ: Khảo sát trực tiếp các điểm bán, khảo sát trực tiếp người tiêu dùng cùng lúc diễn ra tại những thành phố trực thuộc trung ương là các trung tâm kinh tế của các vùng miền (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ…). Khảo sát trực tuyến (Online) thu thập ý kiến đánh giá, bình chọn của người tiêu trên phạm vi toàn quốc.

Cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chủ trì thực hiện từ tháng 9/2022. Kết quả sơ bộ có 677 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023. Tiếp tục quy trình, bước sang giai đoạn 2, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu, trong đó có việc tiếp nhận hồ sơ minh bạch của doanh nghiệp, gửi thư tới các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại địa phương liên quan để ghi nhận thông tin chính thức về tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp (về chất lượng, môi trường, sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng…).

Sau đó, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu. Trong đó, có việc tiếp nhận hồ sơ minh bạch của doanh nghiệp, gửi thư tới các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại địa phương liên quan để ghi nhận thông tin chính thức về tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp.

Ghi nhận đánh giá từ hệ thống phân phối cho thấy, đa số người bán đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người mua (80%), có thương hiệu uy tín (60%), sản phẩm đa dạng chủng loại (47%) hay giá bán cạnh tranh (39%).

Đặc biệt, có hơn 50% đánh giá doanh nghiệp có nhiều sản phẩm mới hoặc được cải tiến trong năm qua. Đây là tín hiệu đáng mừng, sự ghi nhận của các điểm bán lẻ là động lực để cộng đồng doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và mong đợi của người tiêu dùng.

Cụ thể, trong số lượng 519 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 có 32 doanh nghiệp đạt hàng Việt Nam chất lượng cao 27 năm liên tiếp, cũng là xuyên suốt hành trình 27 năm của Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức từ năm đầu tiên.

Ngoài ra, có 41 doanh nghiệp lần đầu tiên được bình chọn, 132 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập đạt hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

Hiện nay, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu, người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà chú trọng thêm nhiều yếu tố như an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon, thông tin về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc - xuất xứ...

Trong đó, có thể kể đến những doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao 2023, gồm: Công ty CP bánh kẹo Á Châu, Công ty CP đồ hộp Hạ Long, Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, Công CP Tập đoàn Trung Nguyên; Công ty CP Tập đoàn Thái Tuấn, Công ty TNHH Nệm Vạn Thành, Công ty TNHH May thêu giày An Phước; Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long, Công ty CP Giấy Sài Gòn...

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.