Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đưa trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

PV - 19:25, 31/07/2022

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã triển khai Đề án đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài, từ đầu năm 2022.


Phân loại quả vải thiều tươi tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Phân loại quả vải thiều tươi tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo đó, chi nhánh Thương vụ tại San Francisco đã vận động, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp Hoa Kỳ để triển khai nhập khẩu trái vải tươicủa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ, nhất là tại các bang bờ Tây Hoa Kỳ.

Sau nhiều nỗ lực, được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rồng Đỏ, mới đây những trái vải đầu tiên đi bằng đường biển từ các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã được công ty Dragonberry Produce phân phối và bày bán tại hệ thống siêu thị Safeway và Albersons tại các tiểu bang Washington, Oregon và California. Đây là hai chuỗi siêu thị có mạng lưới lớn nhất bờ Tây của Hoa Kỳ; trong đó Safeway có 773 cửa hàng, Albersons có trên 340 cửa hàng.

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, có thể coi đây là bước tiến lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ trái cây của Việt Nam nói chung và trái vải nói riêng tại thị trường Hoa Kỳ. Bởi, phần lớn trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ mới chỉ tiếp cận được hệ thống chợ, siêu thị nhỏ phục vụ người tiêu dùng gốc Á.

Đại diện Dragonberry Produce cho hay, hiện nay còn 2 container đi bằng đường biển khác cũng đang trên đường cập cảng Hoa Kỳ và tiếp tục được tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị nói trên với giá bán là 4,99 USD/túi 430 grams.

Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh, xuất nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ, Dragonberry Produce đã có những bước đi bài bản để giới thiệu trái vải tới đông đảo đối tác, người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Cùng đó, Dragonberry đã triển khai tiếp thị thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 5/2022, nhân dịp hội nghị Xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch tại thành phố San Francisco với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tiếp đó, Dragonberry đều đặn nhập khẩu trái vải qua đường hàng không để phân phối trong các siêu thị tại khu vực Los Angeles.

Việc vận chuyển bằng đường hàng không có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện, giữ được chất lượng quả vải. Tuy nhiên, với giá cước quá cao thì việc xuất khẩu dựa vào hình thức vận chuyển này là không bền vững, thiếu sức cạnh tranh so với trái vải tươi của các nước khác.

Đây cũng là một trong những lý do vì sao trái vải tươi của Việt Nam dù đã được Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu từ năm 2014 và đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhưng kim ngạch vẫn còn rất hạn chế.

Đặc biệt, trong năm 2020 và 2021, do cước phí vận tải hàng không quá cao và khó khăn trong việc đặt chỗ vận chuyển qua đường hàng không do ảnh hưởng của COVID-19 nên trái vải Việt Nam gần như vắng bóng trên thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đã dần lắng xuống đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nối lại việc tiêu thụ trái vải vào thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các bang bờ Tây của nước này. Vì vậy, việc Dragonberry thành công trong triển khai phương án vận chuyển bằng đường biển là giải pháp quan trọng, mang tính chất quyết định để thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu trái vải vào thị trưởng Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.