Theo đó, thông qua hội thi, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề; đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền, truyền thông số nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động gắn với thực hiện về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19; tuyên truyền mọi tầng lớp Nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt; tăng cường quảng cáo các sản phẩm đặc trưng, chủ lực, các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời thông tin về các vi phạm, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng để biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt Cuộc vận động. Thường xuyên thông tin về các thương hiệu quốc gia, các nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gắn với chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”, “Mỗi xã một sản phẩm”, tổ chức giới thiệu các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ mới của các doanh nghiệp, làng nghề địa phương. Tăng cường công tác thu thập thông tin của người tiêu dùng về hàng hóa trên thị trường và kịp thời thông tin với cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, sản phẩm kém chất lượng.
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động phổ biến sâu rộng để giúp người tiêu dùng trên địa bàn nhận thức đúng về chất lượng, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sản xuất; tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các thành viên Ban Chỉ đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động.