Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành

Nguyệt Anh - 19:31, 04/06/2024

UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Sưu tập vàng lá Châu Thành. Đến nay, tỉnh có 2 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Hiện vật Ngẫu tượng Linga - Yoni và Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh.

Sưu tập Vàng lá Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Sưu tập Vàng lá Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh - Thạch Bồi cho biết, bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành (còn gọi là Vàng lá chùa Lò Gạch) được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ học diễn ra vào năm 2014, tại di tích chùa Lò Gạch, ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành.

Bộ sưu tập gồm 9 hiện vật là những lá vàng dát mỏng có chạm khắc hình hoa sen và voi, được chế tác bằng kỹ thuật khắc - miết, gò - tán trên bề mặt. Những hiện vật này thuộc nền Văn hóa Óc Eo, giai đoạn muộn thế kỷ VII - IX sau Công nguyên.

Sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh là một cứ liệu lịch sử quan trọng đối với việc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và lịch sử hình thành - phát triển của vùng đất Nam Bộ. Sưu tập hiện vật còn là tư liệu nổi bật minh chứng quá trình trao đổi, giao lưu giữa văn hóa bản địa và các yếu tố văn hóa ngoại nhập. Những hiện vật được phát hiện tại di tích Chùa Lò Gạch cho thấy: Di tích này đã từng là một trung tâm tôn giáo lớn và quan trọng trong thời kỳ văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như vùng gò - giồng cát thuộc miền Tây Nam Bộ có niên đại vào khoảng thế kỷ VII - IX.

Sưu tập hiện vật vàng lá chạm khắc hình hoa sen và hình voi là sưu tập quý, có tính độc bản, độc đáo nổi bật, có giá trị quan trọng đối với quá trình nghiên cứu và nhận thức đầy đủ hơn về nền văn hóa Óc Eo.

Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa cổ ở Nam Bộ, tồn tại từ thế kỷ I và phát triển rực rỡ đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Đây là nền văn minh của Vương quốc Phù Nam - quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam Á. Tại Trà Vinh, sau năm 1975, các nhà khoa học đã nghiên cứu khảo cổ học, khảo sát thống kê có 18 điểm di chỉ khảo cổ học liên quan đến nền Văn hóa Óc Eo.

Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, nhóm hiện vật Sưu tập vàng lá Châu Thành được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023 tại Quyết định số 73/QĐ-TTg, ngày 18/1/2024. Đây là Bảo vật quốc gia thứ hai được công nhận tại Trà Vinh. Trước đó, vào ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Ngẫu tượng Linga - Yoni (tên gọi khác Sinh thực khí nam và nữ) được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Lưu Cừ II, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú.

Những cổ vật, di vật, di tích kiến trúc cổ được khai quật và phát hiện của Văn hóa Óc Eo tại Trà Vinh chứa đựng ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật; được xem như cột mốc để xác định các giai đoạn phát triển, nghiên cứu cổ vật văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.