Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cò quăm lớn- Loài chim cò quý hiếm lớn nhất Đông Nam Á

NA - 16:32, 19/07/2022

Cò quăm lớn (danh pháp khoa học: Thaumatibis gigantea) là một loài cò quăm, loài duy nhất trong chi đơn ngành Thaumatibis, thuộc họ Threskiornithidae. Loài chim này sinh sống tại miền bắc Campuchia, một số cá thể ở miền viễn nam Lào và đã được nhìn thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn của Việt Nam.

Cò quăm lớn hiện là quốc điểu của Campuchia.
Cò quăm lớn hiện là quốc điểu của Campuchia.

Cò quăm lớn trưởng thành dài 102–106 cm, với chiều cao đứng thẳng 100 cm và nặng khoảng 4,2 kg. Trong các lần đo đạc được thì cánh dài 52,3–57 cm, đuôi dài 30 cm, thân 11 cm và mỏ dài 20,8–23,4 cm. Con trưởng thành nói chung có bộ lông xám-nâu tối màu với phần đầu xám và cổ gần đầu trụi lông. Có những vạch đen nằm ở sau đầu và vai. Mỏ màu vàng-nâu, chân màu cam, mắt màu đỏ đậm. Con non có bộ lông đen ngắn, mỏ ngắn hơn và mắt nâu.

Nó có tiếng kêu "a-leurk a-leurk" lớn, thường được nghe lặp đi lặp lại vào lúc hừng đông hoặc hoàng hôn.

Loài này được tìm thấy ở vùng đất thấp, sống trong các vùng ngập nước, đầm lầy cỏ, ruộng lúa, vùng đồng bằng có cây cối rậm rạp, khe nước ẩm và các vũng nước trong rừng khộp đất thấp rụng lá. Nó cũng được tìm thấy dọc theo các con sông rộng.

Chúng có một chế độ ăn uống đa dạng bao gồm động vật không xương sống, động vật giáp xác, động vật lưỡng cư nhỏ và bò sát, và hạt.

Thông thường, chúng làm tổ nằm cách nơi ở của con người ít nhất 4 km dù chúng không có đặc điểm sợ con người hay nhút nhát. Con cái đẻ hai trứng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 đến tháng 9.

Một con cò quăm lớn tại khu bảo tồn động vật hoang dã ở Campuchia
Một con cò quăm lớn tại khu bảo tồn động vật hoang dã ở Campuchia

Hiện nay, cò quăm lớn được coi là động vật hoang dã Cực kỳ nguy cấp trong Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Quần thể hiện tại được ước tính là 100 cặp, với tổng quần thể (bao gồm cả con trưởng thành và con non) ít hơn 500 cá thể.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.