Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hồ Nakuru - "thiên đường của hồng hạc"

Nguyệt Anh (T/h) - 11:32, 16/06/2022

Là một quốc gia xinh đẹp ở châu Phi, Kenya thu hút khách du lịch với rừng vàng biển bạc, thế giới động vật hoang dã đa dạng và Công viên quốc gia hồ Nakuru độc đáo. Đây được coi là "thiên đường" của loài chim hồng hạc quý hiếm.

Công viên quốc gia hồ Nakuru là địa điểm du lịch nổi tiếng ở châu Phi. Ảnh: landtours
Công viên quốc gia hồ Nakuru là địa điểm du lịch nổi tiếng ở châu Phi. Ảnh: landtours

Tọa lạc ở miền Trung Kenya, Đông Phi. Hồ Nakuru trong công viên là hồ nước mặn tự nhiên lớn nhất ở Kenya nằm ở độ cao 1.754 mét so với mực nước biển. Đây cũng là một trong 8 hồ trong thung lũng Rift được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2011. Từ lâu, nơi này đã trở thành điểm đến khiến du khách và nhiều chuyên gia nghiên cứu về thiên nhiên trên khắp thế giới tìm đến chiêm ngưỡng và khám phá. 

Hồ Nakuru được ví như “bể hồng hạc” bởi số lượng khổng lồ hồng hạc sinh sống. Ảnh: national-parks.org
Hồ Nakuru được ví như “bể hồng hạc” bởi số lượng khổng lồ hồng hạc sinh sống. Ảnh: national-parks.org

Hồ Nakuru và 2 hồ liền nhau khác tại thung lũng Rift là nơi cư trú của 13 loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Trong đó, hồ đặc biệt được mệnh danh là “thiên đường hồng hạc” bởi số lượng chim hồng hạc khổng lồ phủ sắc hồng kín mặt hồ xanh. 

Hồ Nakuru có nhiệt độ lý tưởng để hồng hạc sinh sống và kiếm ăn, trong khi chất thải của loài chim này tạo điều kiện cho tảo phát triển. Ảnh: Viator
Hồ Nakuru có nhiệt độ lý tưởng để hồng hạc sinh sống và kiếm ăn, trong khi chất thải của loài chim này tạo điều kiện cho tảo phát triển. Ảnh: Viator

Theo thống kê, Công viên quốc gia hồ Nakuru sở hữu số lượng hồng hạc nhiều thứ 3 thế giới. Phổ biến nhất là hai loại: hồng hạc lớn chân dài cổ dài và loại còn lại nhỏ hơn với mỏ màu đỏ đậm và màu lông hồng đậm hơn. Sở dĩ, hồng hạc tới kiếm ăn, làm tổ sinh sống quanh bờ hồ bởi trong hồ có nhiều loại tảo khác nhau. Trong khi, nhiệt độ lý tưởng của vùng nước trong hồ và chất thải của chim hồng hạc lại có tính kiềm, hoàn hảo cho sự sinh sôi của các loại tảo. 

Du khách tha hồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đàn chim hồng hạc và thỏa sức check in. Ảnh: amusingplanet
Du khách tha hồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đàn chim hồng hạc và thỏa sức check in. Ảnh: amusingplanet

Du lịch hồ Nakuru mang đến cho du khách cơ hội tận mắt chứng kiến những đàn hồng hạc hàng chục nghìn, thậm chí là cả triệu con kiếm ăn trên mặt nước. Tuy nhiên, để đảm bảo cho tính tự nhiên và an toàn của loài chim quý hiếm này, du khách nên đứng từ xa để chiêm ngưỡng và chụp ảnh với hồng hạc, tránh làm chúng sợ hãi.

Hồ Nakuru - "thiên đường của hồng hạc" 4

Đến với địa điểm du lịch Kenya, du khách có thể tìm hiểu đời sống của các loài tê giác trắng, đen với khu bảo tồn tê giác nổi tiếng, tận mắt ngắm nhìn và check in cùng loài hươu cao cổ Rothschild. Bên cạnh đó, nơi đây là thế giới của 56 loài động vật, với nhiều loài hoang dã quý hiếm như khỉ đầu chó, 400 loài chim như đại bàng cá châu Phi, diệc khổng lồ, cò đầu búa, bói cá nhỏ, đại bàng đen, gấu trúc Mỹ, báo, linh dương,...

Gặp gỡ các loài tê giác trắng, đen và tìm hiểu cuộc sống của chúng tại khu bảo tồn tê giác nổi tiếng. Ảnh: goldenrwanda
Gặp gỡ các loài tê giác trắng, đen và tìm hiểu cuộc sống của chúng tại khu bảo tồn tê giác nổi tiếng. Ảnh: goldenrwanda
Cận cảnh loài động vật quý hiếm. Ảnh: Pinterest
Cận cảnh loài động vật quý hiếm. Ảnh: Pinterest
Chiêm ngưỡng cuộc di cư của loài linh dương. Ảnh: seoimgak
Chiêm ngưỡng cuộc di cư của loài linh dương. Ảnh: seoimgak
Trâu rừng trên đầm
Trâu rừng trên đầm
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.