Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Có phải là sự cẩu thả vô tình?

Thùy Dung - 20:44, 02/07/2020

Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) đã yêu cầu các địa phương lập danh sách gửi lên Ban Điều phối thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của huyện. Nhưng lạ lùng là, khi danh sách được gửi lên thì phát hiện có những người đã chết, có người đang thực hiện án tù… vẫn có tên trong danh sách nhận hỗ trợ.

Một góc huyện Chư Păh- địa phương lập sai danh sách đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Một góc huyện Chư Păh- địa phương lập sai danh sách đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo báo cáo của Ban Điều phối thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của UBND huyện Chư Păh, trên địa bàn toàn huyện có 22.913 đối tượng thuộc diện được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 19 tỷ đồng. Tổng số đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ tính đến ngày 19/6/2020 là 21.648 người (đạt 94,4%), tương ứng với số tiền phải chi trả trên 18 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua rà soát danh sách các xã gửi lên, Ban Điều phối xác định có đến 1.265 người không đúng đối tượng nên chưa (hoặc không chi) trả với tổng số tiền 980,5 triệu đồng. Trong đó có 69 người chết; 68 người đi làm xa, chuyển đi nơi khác không liên lạc được, đi tù; 95 người không có Chứng minh Nhân dân (CMND), sổ hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo; 503 người có tên trong danh sách nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, sai họ tên; 236 người là hộ nghèo, hộ cận nghèo trùng tên, trùng với đối tượng người có công, bảo trợ xã hội; 294 người là nhân khẩu đã tách khỏi hộ.

Trao đổi với phóng viên, ông Rơ Châm Ghí, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Phó Ban điều phối thực hiện Nghị quyết 42 huyện Chư Păh, cho biết: “Quá trình rà soát đối tượng được hưởng hỗ trợ, chúng tôi đã lấy danh sách các đối tượng hộ nghèo vào cuối tháng 12/2019 theo Quyết định 59 của Chính phủ. Trên cơ sở danh sách đó, các xã lập và rà soát, kiểm tra… Thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo là do thôn làng lập lên và xã chứng nhận, trên Phòng chúng tôi chỉ tổng hợp”.

Lý giải về những người đã chết vẫn có tên trong danh sách, ông Ghí cho rằng: Danh sách được lập từ số liệu thống kê cuối năm 2019, nhưng đầu năm 2020 những người này mới chết nên vẫn có tên. Còn về việc nhiều người không có CMND, sổ hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo nhưng vẫn được lập danh sách là lỗi của chính quyền địa phương.

“Sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện đã họp Ban Điều phối, xã, thị trấn, Phòng LĐTB&XH kiểm tra và rà soát lại đối tượng nào đúng thì cho hưởng, đối tượng nào sai sẽ thu hồi. Đồng thời, huyện sẽ kiểm điểm các xã để rút kinh nghiệm”, ông Ghí cho biết thêm.

Trao đổi với báo chí, ông Nay Kiên, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, lý giải: “Danh sách các đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 do các cán bộ xã lập, nhưng huyện phát hiện sai nên kịp thời cho dừng lại chứ chưa chi tiền. UBND huyện Chư Păh đã phê bình, kiểm điểm cán bộ dưới thôn, làng, xã rồi”.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!