Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

“Cò” đặc sản lộng hành ở Đà Lạt

PV - 14:51, 14/06/2019

Lợi dụng mùa hè đông người thăm quan, các đối tượng “cò” đặc sản tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chèo kéo, mồi chài khách. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ mất uy tín của thành phố du lịch.

Một cò “đặc sản” đang chèo kéo khách du lịch ở Lâm Đồng. Một cò “đặc sản” đang chèo kéo khách du lịch ở Lâm Đồng.

Đầu tháng 6/2019 cũng là lúc TP. Đà Lạt đón một lượng lớn du khách đến thăm quan. Tuy nhiên, khi đến các điểm du lịch tại thành phố, nhiều du khách lại bị làm phiền bởi các đối tượng là “cò” đặc sản. Ghi nhận của phóng viên, trước cổng hai khu du lịch như Vườn hoa thành phố, Thung lũng tình yêu, các đối tượng cò mồi hoạt động mạnh nhất. Mới từ sáng khoảng 7h30, các đối tượng này đã xếp hàng ngồi trên xe máy đợi khách.

Vẫn là những chiêu thức cũ, khi xuất hiện các xe ô tô chở du khách hay xe của các hộ gia đình thì “cò” đặc sản ngay lập tức áp sát vào phía cửa kính mời chào và đưa những chiếc card visit trong đó có tên cơ sở kinh doanh, địa chỉ các vườn dâu.

Chị Nguyễn Thanh Thúy (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Do Đà Lạt có khí hậu mát mẻ gia đình thường lên du lịch, nghỉ mát. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi đến Vườn hoa thành phố hay Thung lũng tình yêu, thường có nhiều người (chủ yếu là thanh niên) đến mời chào chúng tôi đến chỗ này chỗ kia. Việc này khá là khó chịu và mất hứng khi đi chơi. Nếu tình trạng này không được xử lý sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh cũng như du lịch của Đà Lạt”.

Nói về tình trạng này, Trung tá Phạm Văn Huấn, Phó đội trưởng Đội điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Công an TP. Đà Lạt cho biết, vừa qua đơn vị đã có buổi làm việc với chủ các cơ sở chuyên kinh doanh mặt hàng đặc sản Đà Lạt. “Đơn vị đã kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh đặc sản sử dụng “cò” để chèo kéo du khách, làm xấu đi hình ảnh của Đà Lạt. Đặc biệt, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan rút giấy phép kinh doanh một số cơ sở vi phạm nhiều lần”.

Theo Công an TP. Đà Lạt, các cơ sở sử dụng “cò” đặc sản chủ yếu nằm trên các tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương, Nguyên Tử Lực. Từ đầu năm 2018 đến nay, Đội cảnh sát kinh tế Đà Lạt đã bắt và xử lý 73 đối tượng “cò” có hành vi chèo kéo, ép buộc du khách mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh đặc sản Đà Lạt. Ngoài ra, đơn vị còn tạm giữ 65 môtô của các đối tượng “cò” đặc sản, phạt 168 triệu đồng. Công an Đà Lạt cũng lập các tổ chốt trực tuần tra khu vực “cò” đặc sản thường tụ tập chèo kéo, tiếp thị du khách.

Hiện nay, khi đến du lịch tại Đà Lạt, nếu phát hiện “cò” đặc sản, du khách có thể gọi đường dây nóng gồm: 0912903178, 0912903707, 0912903615, 0912903294 để phản ảnh những hành vi chèo kéo khách, nâng giá, gian lận thương mại.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!