Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuyện về những cô giáo gieo chữ vùng cao

Thùy Dung - 11:35, 23/12/2019

Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng nhiều năm qua, các thầy cô giáo của hai xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) xã Krong, huyện Kbang và xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, (Gia Lai) vẫn miệt mài gieo chữ với hy vọng trẻ em nơi đây có tương lai tươi sáng hơn.

Cô giáo Trần Thị Bá Tiền luôn tận tâm truyền dạy kiến thức cho các em học sinh
Cô giáo Trần Thị Bá Tiền luôn tận tâm truyền dạy kiến thức cho các em học sinh

Cô giáo Trần Thị Thúy Ngân và Trần Thị Bá Tiền là 2/63 gương thầy giáo, cô giáo được vinh dự tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Năm 2004, khi mới ra trường, cô Trần Thị Thúy Ngân (sinh năm 1983, xã Đăk Smar, huyện Kbang) được phân công công tác tại Trường PTDTBT Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang). 

Để tiếp cận gần gũi với học sinh, cô chủ động học tiếng Ba Na để làm bạn với người dân, rồi từ đó làm tốt công tác tư tưởng. Đồng thời, tìm ra những cách dạy riêng để trẻ em vùng cao có thể tiếp cận kiến thức một cách tốt nhất. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục giảng dạy tại Trường PTDTBT Tiểu học Lê Văn Tám ngày càng được nâng cao.

Cứ như thế 15 năm qua, cô Ngân không ngừng làm công tác dân vận trên từng nếp nhà của người dân với hy vọng trẻ được học chữ. Mặc dù cuộc sống gia đình cô Ngân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, cô Ngân lập gia đình. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây chồng cô Ngân đổ bệnh, đến nay vẫn còn đang điều trị. Bản thân cô Ngân thì mắc bệnh hiểm nghèo. 

Tương tự, cũng là một giáo viên nữ nhiều năm qua thực hiện công tác trồng người vùng cao là cô Trần Thị Bá Tiền (Sinh năm 1984, huyện Kbang), Trường PTDTBT Tiểu học Hà Đông, xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa). Vừa qua, vào ngày 9/9/2019 trên đường đi dạy không may cô Tiền gặp tai nạn giao thông và phải cưa cánh tay trái để giữ lại mạng sống.

Năm 2014, cô Tiền trúng tuyển và nhận công tác tại Trường PTDTBT Tiểu học Hà Đông. Lúc này, niềm vui đan xen với những lo lắng đấu tranh trong tâm trí cô Tiền vì điểm trường cách nhà cô 130km. Tuy nhiên, với sự động viên của gia đình cùng niềm khao khát đứng lớp đã tiếp thêm động lực cho cô giáo trẻ. Hơn 5 năm qua, cô luôn thực hiện tốt vai trò của một người giáo viên vùng cao.

“Trẻ em nơi đây 100% là con em đồng bào DTTS nên còn nhiều nhút nhát. Vì vậy mình không chỉ trong vai trò là người “lái đò”, mình còn phải là bạn với các em để chia sẻ những tâm tư, tình cảm, cũng như những khó khăn các em thường gặp phải để giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, đặc biệt là sâu sát với các em để bảo đảm cho việc đến lớp học chữ. Ngoài việc vận động các em đến trường, tôi cũng thường xuyên đi gom quần áo, giày dép mang lên tặng cho các em để các em có động lực tới trường. Hy vọng, các em biết cái chữ, cố gắng học hành để tương lai tươi sáng hơn”, cô Tiền chia sẻ. 

Nhiều năm liền tận tụy cống hiến cho ngành Giáo dục dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Đặc biệt từ ngày mất cánh tay trái, mọi sinh hoạt đời thường của cô Tiền cũng trở nên khó khăn hơn. Gánh nặng gia đình lại đè nặng lên đôi vai của người chồng khi còn phải nuôi 2 đứa con ăn học. 

Được biết, vừa qua huyện Đăk Đoa và huyện Kbang đã thống nhất điều chuyển cô Tiền về dạy học tại Trường Tiểu học và THCS Đăk Hlơ cách nhà chỉ 800m.

Với những cống hiến thầm lặng của mình, cô Ngân và cô Tiền liên tiếp nhiều năm được nhận danh hiệu Lao động tiên tiến.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.