Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuyện về già làng A Ker ở thôn Plei Jơ Drợp

Huỳnh Đại - 19:36, 06/05/2022

Đến thôn Plei Jơ Drợp, xã Đăk Năng (TP. Kon Tum) hỏi chuyện về già làng A Ker, ai ai cũng biết đến ông là tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp và đi đầu trong các phong trào tại địa phương, luôn được đồng bào tin yêu và kính trọng.

Già làng A Ker bên căn nhà sàn của mình
Già làng A Ker bên căn nhà sàn của mình

Qua lời giới thiệu của lãnh đạo xã Đăk Năng, chúng tôi tìm đến thôn Jơ Drợp thăm già làng A Ker, một trong những tấm gương sáng trong lao động sản xuất ở địa phương. Năm nay đã 64 tuổi nhưng già làng A Ker vẫn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn và rất năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Bản chất cần cù, lại khát khao làm giàu nên ông rất tích cực lao động, học hỏi, tìm tòi phương pháp để sản xuất nông nghiệp cho năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Rót ly trà nóng mời chúng tôi, già cười vui vẻ: Tôi được khỏe mạnh như thế này chính là nhờ lao động. Vả lại bây giờ các con cũng đã trưởng thành, lập gia đình hết rồi nên tinh thần cũng thoải mái. Cuộc sống của gia đình tôi và các hộ dân ở đây khác xưa nhiều lắm.

Qua câu chuyện già kể, để có cuộc sống như hôm nay thì 20 năm trước, già A Ker đã có những suy nghĩ và trăn trở trong việc thay đổi cung cách làm ăn để thoát nghèo. “Qua thời gian canh tác, tôi thấy đất ở đây rất hợp với cây cà phê và cao su, nên lựa chọn 2 loại cây này làm cây trồng chính. 

Ngoài ra, tôi đã tham gia các lớp tập huấn kiến thức về trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su do thành phố, xã tổ chức nên các vườn cây của  tôi phát triển rất tốt. Đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cho gia đình đủ để nuôi sống cả nhà và cho con cái nó đi học; giúp gia đình mỗi ngày mỗi khấm khá hơn”, già A Ker kể.

Hiện nay, gia đình già A Ker đang sở hữu 2ha cao su, 1ha cà phê đang trong gia đoạn thu hoạch. Bên cạnh đó, gia đình già còn sở hữu hơn 2ha đất khu vực bán ngập sông Đăk Bla. Để khai thác hiệu quả diện tích đất ở vùng bán ngập già A Ker đã trồng sắn trái vụ. 

Đặc biệt, già A Ker còn có kinh nghiệm trong việc lựa chọn mùa vụ, cây trồng phù hợp với từng điều kiện, thổ nhưỡng, để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Già A Ker bảo, trồng sắn trái vụ, sẽ giúp cho việc thu hoạch được sớm hơn, khi mùa mưa lũ đến sắn sẽ không bị ngập úng, ảnh hưởng đến năng suất, vẫn đảm bảo thu nhập từ diện tích trồng sắn trên vùng đất bán ngập.

Già A Ker cho biết: Cách đây 6 năm, già đã đầu tư xe máy cày, xe tải và nhiều loại máy móc khác để phục vụ cho việc sản xuất, thu hoạch nông sản của gia đình và phục vụ một phần nhu cầu của bà con trong thôn. Hiệu quả của việc dùng máy móc vào sản xuất có thể cao hơn 5-6 lần công lao động. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình có thu nhập tăng hơn và cũng đỡ hơn một chút cho người dân trong làng.

Già làng A Ker chăm sóc vườn cà phê của gia đình mình
Già làng A Ker chăm sóc vườn cà phê của gia đình mình

Từ trồng cà phê, cao su và trồng sắn...mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng; giúp ông xây được ngôi nhà khang trang, con cái có điều kiện học tập và trở thành một trong những điển hình làm giàu ở nông thôn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, già A Ker, còn là một đảng viên tiêu biểu trong các hoạt động, phong trào của địa phương. Ông thường xuyên hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm canh tác, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi để người dân trong thôn học hỏi và noi theo.

Đặc biệt, trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn, già thường xuyên đi tuyên truyền, nhắc nhở bà con trong thôn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là, nêu cao trách nhiệm phòng chống dịch của mỗi một người dân.

Bên cạnh đó, già A Ker còn động viên bà con phát triển kinh tế gia đình; thôn có người đau ốm già kịp thời thăm hỏi, động viên; khi xã có chủ trương kêu gọi vận động góp công góp sức để xây dựng nông thôn mới, già cũng tích cực tuyên truyền để bà con hưởng ứng tham gia; Già còn tích cực giúp đỡ cho các hội, đoàn thể của thôn, các phong trào, hoạt động của thôn hoạt động rất hiệu quả. 

Ông Phạm Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đăk Năng cho biết: Xã Đăk Năng đã chọn thôn Plei Jơ Drợp để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vì thôn có những người như ông A Ker,là hạt nhân, tiên phong, tích cực nhất trong việc tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Ông cũng nhiều lần được các cấp, ngành trao tặng bằng khen, giấy khen hộ nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi, tích cực trong các hoạt động, phong trào của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.