Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS

Nhật Minh - 08:52, 18/11/2023

Việc chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường khả năng áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi.

Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, với việc triển khai mạng Internet tại bản Khúa, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, bà Vi Thị Hà chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại thông minh để liên lạc và thậm chí xem hình ảnh của các con cháu ở xa. Mạng Internet không chỉ giúp bà thuận tiện trong việc giao tiếp mà còn hỗ trợ gia đình bà trong quá trình sản xuất và chăn nuôi, khiến mọi công việc trở nên dễ dàng hơn so với trước đây. 

Bà Vi Thị Hà chia sẻ: "Bây giờ, mạng đã có mặt trong bản, trong làng, giúp tiện ích như nạp tiền điện, tiền điện thoại, rút tiền và thậm chí là truy cập Facebook, Zalo để học hỏi nhiều kiến thức hơn về chăn nuôi. Nhờ vào những tiện ích này, những người có điều kiện ở địa phương phát triển nhanh chóng hơn nhiều."

Việc tận dụng các ưu điểm của công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc, sản xuất và sinh hoạt đang trở thành xu hướng tích cực tại huyện miền núi Quỳ Hợp. Chuyển đổi số không chỉ liên quan đến việc cải thiện hạ tầng mà còn thay đổi nhận thức của cộng đồng về những tiện ích mà công nghệ mang lại.

Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp vùng DTTS và miền núi sẽ góp phần tăng hiệu quả, năng suất cây trồng (Trong ảnh: Lắp đặt hệ thống bẫy sâu keo mùa thu thông minh trên ruộng ngô, sử dụng truyền thông LoRa để truyền tải dữ liệu theo thời gian thực tại Việt Nam)
Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp vùng DTTS và miền núi sẽ góp phần tăng hiệu quả, năng suất cây trồng (Trong ảnh: Lắp đặt hệ thống bẫy sâu keo mùa thu thông minh trên ruộng ngô, sử dụng truyền thông LoRa để truyền tải dữ liệu theo thời gian thực tại Việt Nam)

Để ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội, ở bản Chọng Bùng, xã Châu Lý còn được xã hội hóa trong việc triển khai hệ thống camera an ninh. Việc quan tâm, tăng cường chuyển đổi số tới miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn đang từng ngày được các đơn vị cung cấp dịch vụ quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Tại tỉnh Lào Cai, trong thời gian qua, thị xã Sa Pa cũng đang tích cực chuyển đổi số, từ cấp thị xã đến cấp xã, phường đều thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, nhằm thay đổi phương thức làm việc, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính và kinh doanh. Chị Sùng Thị Lan, Giám đốc Hợp tác xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa cho biết: Thời gian qua, việc áp dụng công nghệ thông tin đã giúp cho đơn vị phát triển, thúc đẩy việc bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tiếp nhận khách đặt tour, đặt phòng qua mạng. Nhờ tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng, Hợp tác xã được hỗ trợ thay đổi và phát triển mô hình kinh doanh du lịch mới hơn và hiệu quả hơn.

Hiệu quả của việc chuyển đổi số ngày càng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi
Hiệu quả của việc chuyển đổi số ngày càng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

Theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sa Pa, hiện địa phương có 16 Ttổ công nghệ số cộng đồng các xã, phường và hơn 100 Tổ công nghệ số cộng đồng thôn, bản. Mỗi xã, phường tạo lập một nhóm zalo chuyển đổi số riêng để phục vụ trao đổi, cập nhật tài liệu, văn bản hướng dẫn từ các cấp triển khai xuống.

Ở tỉnh Lào Cai, không chỉ Sa Pa mà các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà coi việc chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng và diễn ra mạnh mẽ, phục vụ phát triển du lịch, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con. Riêng huyện Bắc Hà phấn đấu đến năm 2025 được xếp ở mức khá về chỉ số xếp hạng chuyển đổi số, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp huyện (DCI).

Các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái… cũng đang tích cực chuyển đổi số. Điều đáng nói, bà con nông dân đã nhập cuộc nhanh chóng để tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhờ đó sản phẩm tiêu thụ gấp đôi so với bán trực tiếp. Cụ thể, tại Sơn La, với hơn 84.000ha cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch năm 2023 ước đạt 452.000 tấn, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ là "chìa khóa" để bảo đảm việc tiêu thụ thuận tiện. 

Chị Hà Thị Ngọc, đại diện Hợp tác xã Quyết Thanh (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) chia sẻ: "Từ cuối năm 2019, chúng tôi đã đăng bán trên sàn thương mại điện tử các sản phẩm như mận sấy, hồng sấy, chuối sấy dẻo. Qua các kênh này, sản phẩm của chúng tôi được đông đảo người tiêu dùng biết đến và đặt hàng trực tiếp".

Cũng theo chị Ngọc, những kết quả bước đầu khi áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, đơn vị của chị cũng như một số đơn vị khác đã nâng cao hiệu quả rõ rệt. Việc chuyển đổi số có hiệu quả tạo dấu ấn mới cho diện mạo nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS, góp phần vào quá trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp...


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.