Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045 cần 70.600 tỷ đồng

Hoàng Minh - 14:41, 17/06/2022

Nhằm nâng cao giá trị cho cây sâm Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”.

Sâm Ngọc Linh (Ảnh minh họa)
Sâm Ngọc Linh (Ảnh minh họa)

Theo dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Tổng cục Lâm nghiệp soạn thảo, đề ra mục tiêu chung là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đến năm 2030, có thể bảo tồn diện tích có phân bố sâm tự nhiên trong rừng tự nhiên với diện tích khoảng 200.000 ha tại 7 tỉnh. Cùng với đó, hình thành vùng nguyên liệu trồng sâm tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai và tỉnh Lai Châu với diện tích 27.000 ha.

Trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai là 25.900 ha, sâm Lai Châu là 800 ha. Về giống, cung cấp được tối thiểu 80% giống cây sâm Việt có chất lượng đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 50% cây giống được nhân từ mô nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng.

Chương trình được thiết kế 6 dự án thành phần, gồm: Điều tra, đánh giá, phân vùng bảo tồn sâm gắn với bảo vệ, phát triển rừng; phát triển vùng nguyên liệu gây trồng, phát triển sâm tập trung; nghiên cứu, phát triển, chọn giống; thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Việt Nam bền vững và toàn diện theo chuỗi giá trị; xây dựng phát triển thương hiệu, quảng bá thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển hạ tầng vùng trồng sâm gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào DTTS, vùng miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.