Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ghi nhận từ phiên chợ Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông

Đại Dương - 10:47, 28/04/2022

Một phiên chợ xưa nay chưa từng có vừa diễn ra ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum: Phiên chợ sâm Ngọc Linh. Lần đầu tiên, huyện Tu Mơ Rông tổ chức phiên chợ sâm nhằm giới thiệu các tiềm năng, lợi thế của địa phương về cây sâm quý này. Đây cũng là dịp để người tiêu dùng nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm "bảo vật của quốc gia".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (thứ 4 từ phải qua) tham quan các gian hàng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (thứ 4 từ phải qua) và Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn tham quan các gian hàng

Đa dạng các mặt hàng

Tham gia phiên chợ (từ ngày 24-26/4), có 46 gian hàng và 158 mặt hàng, 9 mặt hàng sâm củ và chiết xuất sâm củ của 38 đơn vị đến từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các xã trong huyện, trong tỉnh và tỉnh bạn: Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Đà Nẵng, Bình Dương. Bên cạnh đó, còn có phiên chợ trực tuyến diễn ra trong 10 ngày (từ ngày 22/4-2/5/2022) trên trang thương mại điện tử của tỉnh.

Chị Nguyễn Anh Nữ, chủ gian hàng xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết, mang đến Phiên chợ sâm lần này có Sâm Ngọc Linh và đẳng sâm được trồng trên vùng đất Măng Ri. Chị rất vui khi được mang sản phẩm của chính người dân Tu Mơ Rông trồng, quảng bá cho du khách tham quan du lịch tại đây, như vậy khách sẽ  biết đến huyện nhiều hơn và biết đến những dược liệu quý của địa phương.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các gian hàng giới thiệu về Sâm Ngọc Linh, thu hút rất đông du khách tham quan trải nghiệm, và tự mình cầm trên tay sản vật được gọi là “Quốc bảo”. Bên cạnh đó, cũng trong dịp này huyện còn trưng bày một số sản phẩm mang thương hiệu của Tu Mơ Rông, như mật ong rừng, sâm dây, ngũ vị tử...

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, hòa chung với chuỗi sự kiện Diễn đàn Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng năm 2022 của tỉnh Kon Tum, Phiên chợ đã đón khoảng 1000 khách du lịch là các hiệp hội du lịch, lữ hành của các tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan truyền thông cả nước về tham quan phiên chợ và tìm hiểu cơ hội đầu tư. 

Mục tiêu của Ban tổ chức là qua phiên chợ giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác cùng sản phẩm đặc hữu và tiềm năng Du lịch huyện Tu Mơ Rông. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc hữu của huyện.

Du khách tham quan Phiên chợ và trải nghiệm Sâm Ngọc Linh
Du khách tham quan Phiên chợ và trải nghiệm Sâm Ngọc Linh

Phân biệt sâm thật sâm giả tại phiên chợ

Trong thời gian qua, nhiều gian thương, lấy các loại củ có hình dạng giống sâm Ngọc Linh để giả làm sâm Ngọc Linh bán nhằm trục lợi. Trước thực trạng này, UBND huyện Tu Mơ Rông đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum, dành riêng một gian hàng để trưng bày sâm Ngọc Linh thật và các loại củ giống với sâm Ngọc Linh nhằm giúp khách nhận diện.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Ngụy Đình Phúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Kon Tum cho hay, đây là gian hàng trưng bày các loại sản phẩm để người dân phân biệt được đâu là sâm Ngọc Linh thật, đâu là củ Tam Thất rừng từ phía Bắc tràn vào. Tại đây, chúng tôi trưng bày rõ về hình ảnh Sâm Ngọc Linh và Tam Thất rừng để người dân và du khách phân biệt.

Khách hàng trước khi lựa chọn mua sâm Ngọc Linh, có thể tới gian hàng này so sánh, tìm điểm giống và khác nhau để có thể phân biệt. Không chỉ vậy, gian hàng này còn trưng bày hàng loạt hình ảnh sâm Ngọc Linh giả được rao bán trên mạng xã hội, hình ảnh sâm Ngọc Linh giả mà các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý.

Ông Nguyễn Hoàng Đình, trú tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết, ông biết đến phiên chợ sâm Ngọc Linh thông qua thông tin của các phương tiện truyền thông nên muốn đến tìm mua sâm. Ngay khi đến với phiên chợ, ông đã ghé vào gian hàng của Ban 389 để tìm hiểu, nhận biết sâm Ngọc Linh và các loại củ khác.

"Nhìn bằng mắt thường, thì rất khó để phân biệt củ tam thất rừng và sâm Ngọc Linh tuy nhiên, những hình ảnh trưng bày tại đây giúp tôi nhận rõ được đâu là Sâm Ngọc Linh và đâu là Tam Thất rừng”, ông Đình nói.

Cùng với phiên chợ sâm Ngọc Linh và các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch, huyện Tu Mơ Rông cũng tổ chức nhiều hoạt động, nhằm kết nối để phát triển kinh tế và du lịch địa phương, như: Diễn đàn Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch- Cơ hội thoát nghèo; hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao; Ngày hội định hướng nghề nghiệp việc làm…

“Những hoạt động này mang thông điệp về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông với trục xoay là rừng, sâm Ngọc Linh, dược liệu gắn với du lịch. Huyện đặt ra mục tiêu phát triển rừng để làm bàn đạp phát triển du lịch và dược liệu. Từ đó, đưa hình ảnh, con người và sản phẩm của Tu Mơ Rông đến gần hơn với người dân trong và ngoài tỉnh”, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.